tháng 7 2021

Blog này chuyên cung cấp các tài liệu miễn phí cho các bạn cần. Hãy click vào baner quảng cáo để ủng hộ mình nhé !


Thử tưởng tượng xem, một đèn Pin chỉ nhờ nước mà có khả năng sáng liên tục trong gần 2 tiếng! Điều này quả thực là không tưởng nhưng nếu biết cách vận dụng những nguyên lý trong hóa học và một chút kiến thức về mạch điện thì bạn hoàn toàn có thể thành công đấy!

Chuẩn bị vật liệu:



(1) Ống nhựa PVC.
(2) Ống PVC Coupling có khớp nối (thường khi mua ống nhựa PVC để lắp ống nước thì sẽ đi kèm với thành phần này).
(3) Đèn LED 3 bóng nên tái sử dụng từ chiếc đèn PIN cũ.
(4) 01 cuộn dây đồng.
(5) Lõi xuyến (Toroidal Core/Bead) – lấy từ đèn compact huỳnh quang (*).
(6) Tranzitô NPN đa năng.
(7) Điện trở 1k Ohm (1/4W).
(8) Một miếng nhựa tròn.
(9) 04 khăn giấy mềm.
(10) 01 thanh đồng, hoặc lá đồng có chiều dài tương tự.
(11) 01 thanh kẽm.
(12) Giấy bóng kính hoặc bìa trong.

Chế thỏi Pin năng lượng:
Đầu tiên, bạn quấn 3 tờ khăn giấy mềm xung quanh một thanh đồng. Sau đó quấn chung thanh kẽm với thanh đồng bằng 2 lớp khăn giấy nữa. Ta không quấn chung cả 2 thanh vào mà chừa ra một khoảng cách là vì một thanh sẽ đóng vai trò là cực dương và một thanh sẽ đóng vai trò là cực âm.

Chế thỏi Pin năng lượng

Mục đích ta dùng khăn giấy là để nước có thể thấm qua và tiếp xúc với thanh đồng và thanh kẽm. Buộc chặt lại bằng dây đồng để trong trường hợp khăn giấy bị ướt sẽ không bị bung ra.

Tự chế đèn Pin độc đáo hoạt động bằng nước

Xỏ 2 thanh kim loại qua 2 lỗ đã được khoét trên một miếng nhựa tròn rồi dán cố định bằng keo nóng (hoặc keo 502).
Thanh đồng sẽ đóng vai trò là cực dương và thanh kẽm là cực âm. 

Chế mạch Joule Theif

1. Hướng dẫn quấn lõi biến áp xuyến.

Đầu tiên ta sử dụng 2 đoạn dây đồng, thực tế dây đồng được sử dụng ở đây có màu vàng nâu, nhưng để bạn đọc dễ hình dung cách xoắn dây, GenK đã mô phỏng lại bằng hình vẽ với một dây màu xanh, một dây màu đỏ.

Tiếp theo quấn đoạn dây đồng ở trên vòng quanh lõi xuyến để tạo một biến áp xuyến. Do có cấu trúc hình xuyến nên hiệu quả truyền dẫn từ thông sẽ cao hơn.
quấn lõi biến áp xuyến

2. Chế mạch Joule Thief:

Joule Theif là cấu trúc mạch giúp cho đèn LED có thể sáng ngay cả khi điện áp thấp. Đây là phần quan trọng nhất và yếu tố quyết định để đèn có thể hoạt động hay không. Vì vậy hãy chú ý đến từng móc nối và cực âm dương để hàn cho đúng nhé.

Những điểm được kí hiệu chéo là những phần bạn phải hàn chúng lại với nhau.

Hàn dây tương ứng với cực âm, cực dương trên thỏi pin năng lượng


Với ống PVC, ta dán một đầu để ngăn nước không chảy ra bằng một tấm bìa trong. và cho nước vào


Và đây là kết quả mà ta thu được.


Thời gian sáng tối đa của đèn khi sử dụng nước máy là 30 phút. Bạn có thể thay nước máy bằng giấm hoặc nước muối thì sẽ cho thời gian sáng lên đến 2 tiếng. Khi đèn hết sáng, bạn chỉ việc thay nước cũ bằng nước mới là đèn có thể sáng tiếp.

Chúc các bạn thành công! 



1. Mạch Chỉnh lưu:

- Lấy điện xoay chiều 220V từ điện lưới qua cầu chì F1 (250V/5A) qua mạch lọc (C1, R1, T1, C4, T5) để đến Cầu diod D21, D22, D23, D24. Công tắc chọn chế độ 115V thì mạch lọc phía sau sẽ là mạch nâng đôi điện áp (Khi đó cắm vào điện 220V sẽ nổ ngay). Theo lqv77 tôi, tốt nhất nên cắt bỏ công tắc này để bảo vệ người dùng.
- Varistors Z1 và Z2 có chức năng bảo vệ quá áp trên đầu vào. Nhiều trường hợp bật công tắc 115V rồi cắm vào 220V thì cầu chì F1 và 1 trong 2 con Z1 và Z2 sẽ chết ngay tức khắc. Cái này chỉ tồn tại ở các bộ nguồn máy bộ hoặc nguồn công suất thực còn các nguồn noname xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan thì gần như không có.
- Ở cuối mạch này, khi ta cắm điện thì phải có nguồn 300VDC tại 2 đầu ra của cầu diod.

2. Mạch nguồn cấp trước: (5V Standby - Dây màu tím) hay còn gọi là nguồn phụ (Secon power supply)
- Theo Sơ đồ này, Transistor Q12 (C3457) sẽ dao động theo kiểu “tích thoát” và bên thứ cấp của biến áp T6 sẽ có điện áp qua Diod D28 qua IC ổn áp họ 78L05 và sẽ có 5V STB chuẩn trên dây màu tím. Đường này sẽ làm nhiệm vụ “cấp nguồn cho mạch POWER ON” (còn gọi là “Turn On Logic”) và mạch khởi động qua mạng (ở những máy có hổ trợ).
- Ngoài ra điện áp sẽ qua Diod D30 cấp nguồn cho chân 12 của IC điều xung TL494. Dể thấy, khi nguồn chính chạy IC này sẽ lấy nguồn nuôi từ đường 12V chính thông qua diod D.
- Mạch cấp trước loại này ít thông dụng hơn loại sử dụng OPTO và IC họ 431 (lqv77 tôi sẽ đề cập vấn đề này trong một bài viết khác hoặc khi phân tích một sơ đồ cụ thể khác).

3. Mạch công tắc (Còn gọi Power ON)
- Khi ta nhấn nút Power On trên thùng máy (Hoặc kich power on bằng cách chập dây xanh lá và dây đen) Transistor Q10 sẽ ngưng dẫn, kế đó Q1 cũng ngừng dẫn. Tụ C15 sẽ nạp thông qua R15. Chân số 4 của IC TL494 sẽ giảm xuống mức thấp thông qua R17. Theo qui định, chân 4 mức thấp IC TL494 sẽ chạy và ngược lại chân 4 ở mức cao IC TL494 sẽ không chạy. Đây là chổ cốt lõi để thực hiện mạch “công tắc” và mạch “bảo vệ”.

4. Hoạt động nguồn chính:
- Sau khi bấm công tắc thì chân 4 IC TL494 sẽ ở mức thấp và IC TL494 sẽ hoạt động. Tại chân 8 và chân 11 sẽ xuất hiện xung dao động lần lượt thông qua 2 Transistor Driver là Q3 và Q4 qua Biến áp đảo pha T2 kích dẫn 2 Transistor Công suất kéo đẩy Q1 và Q2 (2SC4242 tương đương E13007) tạo xung cấp cho biến áp chính T3. Ở ngỏ ra các đường điện áp tương ứng sẽ được nắng bằng Diod qua cuộn dây, tụ lọc cho ta 12V, 5V…

5. Hoạt động ổn áp:
- Mạch hồi tiếp (feedback) sẽ trích mẫu từ các đường 5V, -5V, 12V, -12V thông qua R25 và R26 để trở về chân số 1 (feedback) của IC TL494. Căn cứ vào tín hiệu này IC sẽ cấp xung ra mạnh hơn hay yếu hơn để cho điện áp ngã ra luôn ổn định ở mức 5V và 12V tương ứng.

6. Mạch Power Good:
- Mạch này sẽ tính toán các đường áp chính phụ rồi đưa ra kết luận là bộ nguồn có OK hay không. Mainboard sẽ lấy tín hiệu này làm chuẩn để hoạt động hay không hoạt động.

7. Mạch quá áp (overvoltage)
- Thành phần chính gồm Q5 và Q6 và các linh kiện xung quanh. Cũng trích mẫu từ các đường nguồn và tính toán nếu áp sai quy định sẽ cúp nguồn ngay. Ví dụ: Khi kết nối nhầm giữa 5V và -5V sẽ có điện áp đi qua D10, R28, D9 đến cực B của Q6. Transistor này sẽ dẫn và làm cho transistor Q5 dẫn. 5V từ chân 14 IC TL494 qua Diod D11 về chân 4 IC TL494 làm cho chân này ở mức cao, lập tức IC sẽ bị ngừng hoạt động.





Nguồn chính nguyên lý mạch
- Nếu loại trừ mạch lọc nhiễu, mạch chỉnh lưu và nguồn cấp trước (Stanby) ra thì nguồn chính là toàn bộ phần còn lại của bộ nguồn ATX


  • Nguồn chính có các mạch cơ bản như:

- Mạch tạo dao động. (sử dụng IC tạo dao động)
- Biến áp đảo pha đưa các tín hiệu dao động đến điều khiển các đèn công suất.
- Các đèn khuếch đại công suất.
- Biến áp chính (lấy ra điện áp thứ cấp)
- Các đi ốt chỉnh lưu đầu ra
- Mạch lọc điện áp ra
- Mạch bảo vệ


  • Các điện áp ra của nguồn chính:
    - Điện áp + 12V (đưa ra qua các dây mầu vàng)
    - Điện áp + 5V (đưa ra qua các dây mầu đỏ)
    - Điện áp + 3,3V (đưa ra qua các dây mầu cam)
    - Điện áp - 12V (đưa ra dây mầu xanh lơ)
    - Điện áp - 5V (đưa ra mầu xanh tắng)
  • Sơ đồ nguyên lý chung của nguồn chính

  • Nguyên lý vận hành:


- Khi cắm điện AC 220V, điện mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho nguồn cấp trước và mạch công suất của nguồn chính.
- Nguồn cấp trước (Stanby) hoạt động và cung cấp điện áp 12V cho IC dao động, đồng thời cung cấp điện áp 5V STB cho mạch khởi động trên Mainboard.
- Khi có lệnh P.ON (ở mức thấp) đưa tới điều khiển cho IC dao động hoạt động, IC dao động tạo ra hai tín hiệu dao động ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn đảo pha rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
- Khi các đèn công suất hoạt động sẽ tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, điện áp này được đưa qua biến áp chính rồi thoát qua tụ gốm về điểm giữa của hai tụ lọc nguồn.
- Các điện áp thứ cấp được lấy ra từ biến áp chính được chỉnh lưu và lọc thành điện áp DC bằng phẳng cung cấp cho Mainboard.


  • Lệnh điều khiển nguồn chính: (Chân P.ON đưa qua dây mầu xanh lá cây từ Mainboard lên)
    - Lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên theo dây mầu xanh lá cây là lệnh điều khiển nguồn chính hoạt động.
    - Khi chân lệnh P.ON = 0V là nguồn chính chạy, khi chân P.ON = 3 đến 5V là nguồn chính tắt
  • Tín hiệu bảo vệ Mainboard (Chân P.G đi qua dây mầu xám xuống Mainboard)
    - Từ nguồn chính luôn luôn có một chân báo xuống Mainboard để cho biết tình trạng nguồn có hoạt động bình thường không, đó là chân P.G (Power Good), khi chân này có điện áp từ 3 đến 5V là nguồn chính bình thường, nếu chân P.G có điện áp = 0V là nguồn chính đang có sự cố.
  • Điện áp cung cấp cho nguồn chính hoạt động.
    - Điện áp cung cấp cho mạch công suất là điện áp 300V DC từ bên sơ cấp.
    - Điện áp cấp cho mạch dao động và mạch bảo vệ là điện áp 12V DC lấy từ thứ cấp của nguồn Stanby.
  • Nhận biết các linh kiện trên vỉ nguồn:- Đi ốt chỉnh lưu điện áp đầu ra là đi ốt kép có 3 chân trống giống đèn công suất.
    - Các cuộn dây hình xuyến gồm các dây đồng quấn trên lõi ferit có tác dụng lọc nhiễu cao tần.
    - Các tụ lọc đầu ra thường đứng cạnh bối dây nguồn.
    - IC tạo dao động - Thường có số là: AZ750 hoặc TL494
    - IC bảo vệ nguồn - thường dùng IC có số là LM339

- Biến áp chính luôn luôn là biến áp to nhất mạch nguồn
- Biến áp đảo pha là biến áp nhỏ và luôn luôn đứng giữa ba biến áp
- Hai đèn công suất của nguồn chính thường đứng về phía các đèn công suất



2 - Nguyên lý hoạt động của nguồn chính.
  • Khi cắm điện
    - Khi bạn cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho mạch công suất của nguồn chính, đồng thời nguồn Stanby hoạt động sẽ cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính, tuy nhiên nguồn chính chưa hoạt động và đang ở trạng thái chờ, nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh P.ON
  • Khi bấm công tắc của máy tính (hoặc chập chân P.ON xuống mass)
    - Khi chân P.ON được đấu mass, lệnh mở nguồn chính được bật, lệnh P.ON đi qua mạch bảo vệ rồi đưa vào điều khiển IC dao động hoạt động.
    - IC dao động hoạt động và tạo ra hai xung điện ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn bán dẫn rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
    - Hai đèn công suất hoạt động ngắt mở theo nguyên tắc đẩy kéo, tạo ra điện áp xung tại điểm giữa, sau đó người ta sử dụng điện áp này đưa qua biến áp chính, đầu kia của biến áp được thoát qua tụ gốm về điểm giữa của tụ hoá lọc nguồn chính.

Khi chập chân số 4 của IC dao động (494) xuống mass, IC sẽ hoạt động và cho ra hai xung điện tại các chân 8 và 11, sau đó được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi chuyền qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất, các đèn công suất hoạt động ngắt mở luân phiên để tạo ra điện áp xung ở điểm giữa

3 - Các IC thường gặp trên bộ nguồn ATX
  1. IC tạo dao động họ 494 (tương đương với IC họ 7500)

    Ví dụ TL494, UTC51494
IC TL 494 có 16 chân, chân số 1 có dấu chấm, đếm ngược chiều kim đồng hồ


Sơ đồ khối bên trong IC - TL 494


  1. Chân 1 và chân 2 - Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
  2. Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
  3. Chân 4 - Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
  4. Chân 5 và 6 - là hai chân của mạch tạo dao động
  5. Chân 7 - nối mass
  6. Chân 8 - Chân dao động ra
  7. Chân 9 - Nối mass
  8. Chân 10 - Nối mass
  9. Chân 11 - Chân dao động ra
  10. Chân 12 - Nguồn Vcc 12V
  11. Chân 13 - Được nối với áp chuẩn 5V
  12. Chân 14 - Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
  13. Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp
  14. Sơ đồ chân của IC TL 494

15. IC tạo dao động họ 7500 (tương đương với IC họ 494 )

Hình dáng của hai loại IC tạo dao động họ 7500


16. Sơ đồ khối IC - AZ 7500

Sơ đồ khối của IC dao động họ 7500 hoàn toàn tương tự với IC dao động họ 494
Hai IC này AZ7500 (họ 7500) và TL 494 (họ 494) ta có thể thay thế được cho nhau

  • Chân 1 và chân 2 - Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
  • Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
  • Chân 4 - Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
  • Chân 5 và 6 - là hai chân của mạch tạo dao động
  • Chân 7 - nối mass
  • Chân 8 - Chân dao động ra
  • Chân 9 - Nối mass
  • Chân 10 - Nối mass
  • Chân 11 - Chân dao động ra
  • Chân 12 - Nguồn Vcc 12V
  • Chân 13 - Được nối với áp chuẩn 5V
  • Chân 14 - Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
  • Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp

17. IC khuếch đại thuật toán LM339 trong mạch bảo vệ.
IC LM339 được sử dụng trong mạch bảo vệ của nguồn ATX

18. Mạch so sánh sử dụng phần tử khuếch đại thuật toán (trong IC - LM339)

  • Khi cho một điện áp chuẩn (Vref) để gim cố định một đầu vào dương(+) của IC thuật toán, nếu ta cho điện áp cần so sánh vào đầu âm (-) thì điện áp đầu ra thu được sẽ nghịch đảo vời tín hiệu đầu vào.
    - Nếu Vin tăng thì Vout sẽ giảm
    - Nếu Vin giảm thì Vout sẽ tăng


  • Nếu gim đầu vào âm (-) của IC thuật toán và cho tín hiệu thay đổi vào đầu dương thì ta thu được điện áp ra tỷ lẹ thuận với tín hiệu vào.
    - Nếu Vin tăng thì Vout cũng tăng
    - Nếu Vin giảm thì Vout cũng giảm



Câu hỏi thường gặp

  1. Câu hỏi 1 - Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt nguồn chính với nguồn cấp trước.Trả lời:
    - Trong bộ nguồn ATX thường có 3 biến áp trong đó có một biến áp lớn và hai biến áp nhỏ, nguồn chính có một biến áp lớn và một biến áp nhỏ đứng ở giữa, còn biến áp nhỏ đứng bên cạnh là của nguồn cấp trước.
    - Đèn công suất thì nguồn chính luôn luôn có hai đèn công suất, hai đèn này thường giống hệt nhau và cùng chủng loại, công suất của nguồn chính chỉ sử dụng loại đèn B-C-E, vị trí hai đèn này đứng về phía biến áp lớn.
    - Nguồn cấp trước chỉ có một đèn công suất, nó có thể là đèn B-C-E cũng có thể là đèn D-S-G (Mosfet)
    - Các đèn công suất của nguồn chính và nguồn cấp trước luôn luôn đứng về phía các tụ lọc nguồn chính, các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra của nguồn chính cũng có 3 chân nhưng đứng về phía thứ cấp và có ký hiệu hình đi ốt trên thân.
  2. Câu hỏi 2 - Thời điểm hoạt động của hai mạch nguồn có khác nhau không ?Trả lời:
    - Khi ta cắm điện cho bộ nguồn là nguồn cấp trước hoạt động ngay, trong khi đó nguồn chính chưa hoạt động.
    - Nguồn chính chỉ hoạt động khi chân lệnh P.ON giảm xuống 0V (hoặc ta chập chân P.ON mầu xanh vào mass - tức chập vào dây đen)
  3. Câu hỏi 3 - Nguồn cấp trước có khi nào sử dụng IC để dao động không ? Trả lời:
    - Có rất ít nguồn sử dụng IC để dao động cho nguồn cấp trước, bởi vì nguồn cấp trước có công suất tiêu thụ nhỏ nên người ta thường thiết kế chúng rất đơn giản, tuy nhiên vẫn có loại nguồn sử dụng cặp IC dao động và đèn Mosfet như sơ đồ dưới đây:
  4. Câu hỏi 4 - Nguồn chính thường sử dụng những IC dao động loại gì ? Trả lời:
    - Nguồn chính thường sử dụng hai loại IC dao động là
    IC họ 494 ví dụ TL 494, KA494, TDA494 v v...
    và IC họ 7500 ví dụ AZ7500, K7500
    Hai loại IC trên có thể thay thế được cho nhau (ví dụ nguồn của bạn chạy IC - AZ 7500 bạn có thể thay bằng IC- TL494

    - Ngoài ra nguồn chính còn sử dụng một số dòng IC khác như SG6105 , ML4824 v v...
  5. Câu hỏi 5 - Trong bộ nguồn thường thấy có IC so quang, nó thuộc của nguồn chính hay nguồn cấp trước.
    Trả lời:

    - Các nguồn chính thông thường (có hai đèn công suất) chúng không dùng IC so quang
    - Trên các nguồn chính của máy đồng bộ như nguồn máy IBM hay Dell thì có sử dụng IC so quang, trên các bộ nguồn đó người ta sử dụng cặp IC - KA3842 hoặc KA-3843 kết hợp với một đèn công suất là Mosfet.
    - Trên bộ nguồn thông thường thì IC so quang của của mạch nguồn cấp trước.
  6. Câu hỏi 6 - Các cuộn dây hình xuyến ở đầu ra của nguồn chính sau các đi ốt chỉnh lưu có tác dụng gì ?

Trả lời:

     Tần số hoạt động của bộ nguồn rất cao, sau khi chỉnh lưu loại bỏ pha âm nhưng thành phần xung nhọn của điện áp vẫn còn, người ta sử dụng các cuộn dây để làm bẫy chặn lại các xung điện này không để chúng đưa xuống Mainboard có thể làm hỏng linh kiện hoặc làm sai dữ liệu.
















Câu hỏi 7 - Trên các đầu dây ra của nguồn ATX, thấy có rất nhiều sợi dây có chung mầu và chung điện áp, thậm chí chúng còn được hàn ra từ một điểm, vậy tại sao người ta không làm một sợi cho gọn ? Trả lời:
- Trên các nguồn mới hiện nay có tới 4 sợi dây mầu cam, 5 sợi dây mầu đỏ và 2 sợi dây mầu vàng cùng đưa đến rắc 24 chân.
- Các dây mầu cam đều lấy chung một nguồn 3,3V
- Các dây mầu đỏ đều lấy chung một nguồn 5V
- Các dây mầu vàng đều lấy chung một nguồn 12V
* Sở dĩ người ta thiết kế nhiều sợi dây là để tăng dòng điện và tăng diện tích tiếp xúc, nếu có một rắc nào đó tiếp xúc chập chờn thì máy vẫn có thể hoạt động được, giảm thiểu các Pan bệnh do lỗi tiếp xúc gây ra, ngoài ra nó còn có tác dụng triệt tiêu từ trường do dòng điện DC chạy qua một dây dẫn sinh ra (ví dụ một sợi dây có dòng điện một chiều tương đối lớn chạy qua thì chúng biến thành một sợi nam châm và bị các vật bằng sắt hút)


Làm thế nào thể kiểm tra được bộ nguồn ATX có chạy hay không khi chưa tháo vỏ ra ?Trả lời:
  1. Bạn có thể tiến hành kiểm tra sơ bộ xem nguồn của bạn có còn hoạt động hay không bằng các bước sau:
    - Cấp điện AC 220V cho bộ nguồn
  2. - Dùng một sợi dây điện chập chân mầu xanh lá cây vào chân mầu đen
    - Sau đó quan sát xem quạt trong bộ nguồn có quay không ?
    => Nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy.
    => Nếu quạt không quay hoặc quay rồi ngắt là nguồn hỏng
Chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) xuống Mass

NGUỒN ATX: MẠCH POWER GOOD

 Mạch tạo điện áp P.G bảo vệ Mainboard

 

1 - Điện áp bảo vệ P.G (Power Good) là gì ?

  •  

  • P.G (Power Good) là chân điện áp bảo vệ Mainboard, điện áp này được mạch tạo áp P.G tạo ra, mạch tạo áp P.G kiểm tra một số thông số của IC dao động kết hợp với có điện áp 5V ở đầu ra để tạo điện áp P.G - Điện áp P.G có mức cao (5V) là thông báo nguồn hoạt động an toàn - Điện áp P.G có mức thấp là thông báo nguồn có sự cố

  •  

  • Trong quá trình khởi động của Mainboard (xem lại giáo trình S/C Mainboard) mạch Logic sẽ kiểm tra các tín hiệu P.G của nguồn ATX, VRM_GD của mạch ổn áp cho CPU trước khi tạo điện áp PWR_OK, điều này nghĩa là nếu nguồn ATX mất điện áp P.G thì mạch Logic trên Main sẽ không tạo ra tín hiệu PWR_OK và như vậy một số mạch trên Main sẽ không hoạt động, Chipset nam sẽ không tạo tín hiệu Reset

  •  

pg1

pg2

  •  

  • Sơ đồ tổng quát của mạch tạo áp P.G trên các nguồn sử dụng IC - TL494 và LM339

  •  

pg3 

 

Sơ đồ tổng quát của mạch tạo áp P.G trên các nguồn sử dụng IC - TL494 và LM339 

 

2 - Phân tích mạch tạo áp P.G trên bộ nguồn POWER MASTER 

 

1) Sơ đồ nguyên lý của khối nguồn và khu vực mạch tạo áp P.G

 

 pg4 

 

2) Sơ đồ khu vực mạch tạo áp P.G

 

pg5 

 

3 - Nguyên lý hoạt động của mạch tạo áp P.G

 

pg6

  •  

  • Khi IC dao động hoạt động bình thường, chân FeedBack (số 3) của IC dao động TL494 cho ra điện áp khoảng 3V, điện áp này đưa qua điện trở R50 vào khống chế đèn Q12, khi đó chân E đèn Q12 có điện áp khoảng 3,6V => đi qua D32 => qua R64 sang điều khiển cho đèn Q14 dẫn => đèn Q15 tắt => điện áp chân C đèn Q15 tăng lên = 5V xác lập cho điện áp P.G có mức cao.

  •  

  • Nếu IC dao động có sự cố hoặc hoạt động sai chế độ, khi đó chân (3) của IC dao động sẽ có điện áp bằng 0V => đèn Q12 dẫn => đèn Q14 tắt => đèn Q15 dẫn => điện áp P.G giảm xuống = 0V.

  •  

  • Trong trường hợp mất điện áp 5V ở đầu ra thì điện áp P.G cũng giảm xuống = 0V

 

3 - Phân tích mạch tạo áp P.G trên bộ nguồn SHIDO 

 

1) Sơ đồ nguyên lý của khối nguồn và khu vực mạch tạo áp P.G 

 

pg7 

 

2) Sơ đồ khu vực mạch tạo áp P.G

 

pg8 

 

3 - Nguyên lý hoạt động của mạch tạo áp P.G trên nguồn SHIDO

 

pg9

 Với trình độ nghiệp dư, sắm một cái đồng hồ có thang đo độ tự cảm thì thật là hoang nhỉ. Trong khi đó, nhiều lúc ta lại cứ muốn đo.


Một cách chấp nhận được, theo sơ đồ sau ta có thể kết hợp với một đồng hồ vạn năng hiện số có thể đo được cuộn cảm từ 3uH đến 5mH.

Sơ đồ mạch



Trái tim của mạch là IC 74HC132 có thể vặt ở các main máy tính cũ. Quá rẻ!

Sau khi mắc xong, cấp điện cho mạch. Lần đầu tiên bạn phải vi chỉnh R6, R7 cho các mức High và Low của mạch đo.

Khi đo, mắc cuộn cảm Lx vào 2 chân J1 và J2, DMM vào PL1 và PL2.

Đọc trị số tương ứng theo

- Low: 0.400 V cho 400-uH inductor

- High: 0.400 V cho 4 -mH inductor

Hơi phiền toái một tí, nhưng không đáng gì so với những gì nó mang lại.

Chi tiết xem tại: http://www.armory.com/~rstevew/Public/TestEquip/IndMeterAdapter.htm. Có mạch in đã thiết kế.

Chúc thành công.



 

Hiện nay người tiêu dùng đang có xu hướng tìm mua những chiếc điện thoại cũ. Với mục đích tiết kiệm chi phí, hoặc trải nghiệm những chiếc máy có cấu hình cao nhưng giá rẻ. Tuy nhiên mua điện thoại cũ cũng kèm theo nhiều rủi ro. Nếu anh em không có kinh nghiệm rất dễ mua phải máy không như ý.


Đừng quá lo lắng, hôm nay mình xin chia sẻ với anh em những kinh nghiệm mua điện thoại cũ cần biết. Mình sẽ tập trung vào việc tư vấn mua máy SamSung vì máy cũ dòng này nhiều giá cũng khá rẻ được nhiều người quan tâm. Nếu anh em quan tâm đến nhiều dòng máy khác như Iphone, Samsung, Vsmart thì có thể đọc bài viết này(https://topthuthuat.com/mua-dien-tho...-nao-tot-nhat/), mình thấy nó chia sẻ khác chi tiết và chính xác.

Trước hết mình xin lưu ý với anh em, điện thoại cũ đã qua sử dụng cũng có những chiếc máy mới đập hộp, nguyên seal nhưng người dùng không thích họ bán lại, hoặc đổi máy khác. Những chiếc máy này cũng được liệt vào danh sách những chiếc điện thoại cũ.

Tuy nhiên cũng có những chiếc máy thật sự được dựng lại là hàng cũ, hàng nhái kém chất lượng. Nó bị thay thế linh kiện, ép kính sửa chữa này kia. Nếu bạn không có kinh nghiệm khi đi mua máy thì rất khó, gần như không thể phân biệt được những chiếc máy này. Lúc này bạn hãy kiểm tra những bộ phận sau đây trước khi quyết định mua máy.

Kiểm tra ngoại hình

Đầu tiên anh em hãy kiểm tra thật kỹ ngoại hình của chiếc máy, đây là phần dễ dàng nhất gần như ai cũng có thể thấy và đánh giá bằng mắt thường được.

Thực hiện kiểm tra xung quanh máy, màn hình, phía trước, lưng phía sau, các góc cạnh. Để nhận thấy máy có bị va đập hay không. Nếu xuất hiện một vài vết nhỏ thì không sao nhưng nhưng nếu xuất hiện những dấu vết tác động mạnh thì anh em không nên mua chiếc máy này.

Kiểm tra số IMEI

Kiểm tra số IMEI là cách hiệu quả biết được chiếc điện thoại mình muốn mua có xuất xứ nguồn gốc từ đâu. Đồng thời cũng có thể biết được đây có phải là hàng chính hãng hay không.

Để kiểm tra anh em vào máy bấm nút gọi rồi bấm *#06#. Lúc này nếu là máy Việt Nam thì sẽ xuất hiện hai dãy số IMEI tương ứng với 2 sim.

Anh em có thể kiểm tra theo cú pháp tin nhắn: “Dãy số IMEI gửi đến đầu số 6060”. Cách số 2 là anh em có thể kiểm tra trực tiếp qua ứng dụng “Quà tặng Galaxy” mục tra thông tin bảo hành.

Kiểm tra màn hình của máy

Tiếp theo anh em cần kiểm tra màn hình vì đây là phần quan trọng nhất của máy cũ. Đối với các dòng máy cao cấp màn hình thường được trang bị tấm nền Amoled hoặc Ips. Các lỗi màn hình thường thấy như là không cảm ứng, hiển thị màu sắc kém, trầy xước, nứt vỡ,...

Chi phí để thay thế và sửa chữa màn hình là rất lớn nên anh em cần phải kiểm tra màn hình thật kỹ. Tránh những tình trạng mua máy về rồi mới nhận thấy màn hình của mình bị lỗi.

Cách kiểm tra đơn giản là hãy soi màn hình dưới ánh sáng mạnh nhìn nhiều góc cạnh xem hình ảnh hiển thị như thế nào, có sắc nét hay không? Ngoài ra chúng ta có thể nhận thấy màn hình có lỗi bằng cách quan sát thật kỹ bằng mắt thường.

Kiểm tra cảm ứng có điểm liệt không

Một phần rất quan trọng khi kiểm tra máy nữa đó chính là kiểm tra máy có bị liệt màn hình hay không. Anh em có thể bấm vào các phần trên màn hình như các nút cơ bản, thao tác bình thường với máy. Kiểm tra xem có phần nào không sử dụng được không.

Hoặc trải nghiệm chơi thử game, xem video và thao tác trực tiếp trên màn hình. Nếu nhận thấy điều bất thường hãy cân nhắc có nên mua chiếc máy đó hay không.

Kiểm tra áp suất

Nếu điện thoại anh em định mua có tính năng năng chống nước thì kiểm tra áp suất là điều không thể thiếu.

Tại menu test máy (bấm *#0*#) anh em bấm vào Sensor để ý dòng chữ Barometor Sensor. Kiểm tra chỉ số hPa bằng cách ấn mạnh vào màn hình giữ vài giây rồi thả ra. Nếu chỉ số này tăng lên sau đó trở về bình thường thì áp suất máy ổn.

Ngoài ra nếu người bán cho phép anh em kiểm tra bằng cách thả trực tiếp vào nước thì anh em cứ thả vào nước là xong.

Kiểm tra các mục còn lại

Các mục còn lại ở đây chính là các nút tăng giảm âm lượng, nút nguồn, ổ cắm tai nghe, cắm sạc, loa ngoài, loa trong...Kiểm tra camera trước và sau bằng cách chụp một vài tấm ảnh. Kiểm tra mic thu âm có tốt hay không gọi điện test nếu cần thiết.

Kiểm tra máy có bắt sóng di động wi-fi tốt hay không liệu có bị chập chờn hay không? Kiểm tra các chức năng 3G, 4G, bluetooth...

Một cách kiểm tra nữa đó chính là hãy chơi thử game bật max setting cấu hình xem máy có nóng nhanh hay không? Trải nghiệm game như thế nào?

Kết luận

Vậy mình đã chia sẻ với anh em những kinh nghiệm mà mình biết khi đi mua một chiếc điện thoại cũ. Những kinh nghiệm này thậm chí có thể áp dụng khi anh em đi mua chiếc điện thoại mới rất hiệu quả. Cuối cùng chúc anh em mua được những chiếc điện thoại như ý. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì anh em cứ để lại bình luận ở dưới bài viết, mình sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất có thể. Cảm ơn đã đọc hết bài viết của mình!

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.