tháng 9 2013

Blog này chuyên cung cấp các tài liệu miễn phí cho các bạn cần. Hãy click vào baner quảng cáo để ủng hộ mình nhé !

Ban quản trị game bẫy rồng online trân trọng thông báo event Trờ thành 'Kỵ sĩ hoàng gia' trong Bẫy Rồng Online như sau:

1.Thời gian.

Từ 0h00 ngày 30/09 tới 24h00 ngày 06/10

2. Đối tượng tham gia

Tất cả các server

3. Nội dung

Người chơi nạp thẻ thành công vào game Bẫy Rồng sẽ được nhận thêm 50% giá trị thẻ nạp.
Sự kiện chỉ áp dụng với thẻ nạp trị giá 50.000đ trở lên.
Phần khuyến mại của thẻ nạp sẽ không được tính vào kinh nghiệm Vip của nhân vật.
Trong trường hợp một tài khoản có nhiều hơn 1 nhân vật thì nhân vật nhận thưởng là nhân vật có cấp độ lớn nhất trong tài khoản.
Trong trường hợp một tài khoản có nhiều hơn 1 nhân vật và có từ 2 nhân vật có cấp độ lớn nhất bằng nhau trở lên thì nhân vật nhận thưởng sẽ là nhân vật có thời gian login vào game cuối cùng.

Phần thưởng sẽ được trao vào ngày hôm sau (không tính thứ 7, Chủ nhật)

Tải bẫy rồng online để tham gia event ngay hôm nay!

 Tạm biệt tháng 9 và chào đón tháng 10 với sự kiện  NGÀY VÀNG MAY MẮN 
Thời gian :
Từ 28/09 đến 29/09
(Đặc biệt Tháng Vàng cùng Mobay

Thời gian : 25/09 đến hết 31/10 mỗi lần người chơi nạp thẻ Mobay sẽ được tặng thêm đến 30% thẻ nạp .)

Nội dung:
Trong 2 ngày 28/0929/09  khi người chơi nạp thẻ với mệnh giá bất kỳ sẽ được tặng thêm 100% xu.
Ví dụ : nạp thẻ 20.000 sẽ được nhận thêm 80 xu.
Nhận xu tại NPC Lưu Thiên Hổ.
Lưu ý :
Xu khuyến mãi của ngày 28/09 sẽ nhận trong ngày 29/09
Xu khuyến mãi của ngày 29/09 sẽ nhân trong ngày 30/09

MC Game Võ Lâm 3 thông báo!

Nếu bạn chưa cài đặt game , hãy Tải võ lâm 3 về máy rồi tham gia sự kiện nhé.

Không, bài viết này chẳng liên quan gì đến câu hò dễ thương ấy đâu ạ. Chỉ là tôi dùng nó để đặt tựa, cho nó ... hấp dẫn, thế thôi.

Còn bài viết dưới đây thì nói về đèn giao thông của Sài Gòn qua các thời kỳ. Cũng chẳng phải của tôi viết, mà là comment dài của một bạn đọc gửi vào entry có bài thơ "ngã tư không đèn đỏ" của tôi.


Ký ức của một người Sài Gòn, sống qua những thay đổi lớn nhỏ của thành phố này. Những ký ức đáng nhớ, đáng trân trọng và chia sẻ. Vì đối với tôi, ký ức bao giờ cũng đáng quý. Thì, người già như tôi (ngoại ngũ tuần rồi chứ ít gì) - hoặc già hơn nữa-  luôn là người của ký ức mà. Đối với họ, ký ức thì đầy ắp và đẹp đẽ, tha hồ mà khai quật, còn tương lai thì ngắn ngủi và hoặc là quá xa lạ, khó chấp nhận, hoặc cũ xì, chẳng có gì mới, vì bản chất của sự việc thì họ (trong đó có tôi, tất nhiên) đã biết quá rồi còn gì.

Thôi, lăng nhăng thế đủ rồi, các bạn thưởng thức bài viết bên dưới nhé. Và cám ơn tác giả của nó đã giúp tôi nhớ lại những ký ức nho nhỏ về một Sài Gòn năm xưa.... Tôi có sửa lại đôi chút, vì giọng văn của tác giả là giọng trao đổi riêng với tôi, nhưng chắc chắn là tác giả muốn viết chung cho mọi người đấy. Đặc biệt là những người thuộc thế hệ của tôi - ngoại ngũ tuần trở lên.
-------------------
Rảnh rỗi, lan man một chút về cái vụ đèn đỏ-đèn xanh.

Tôi sống ở Sài Gòn từ khi mới nứt mắt chào đời. Còn nhớ, lúc ấy Sài Gòn còn ít ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Ví dụ như đường Hồng Thập Tự (đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, rồi lại đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai như ngày nay), một con đường đặc biệt vì ở hai đầu đều là đường mang tên Hùng Vương, dài thăm thẳm nhưng, nếu tôi nhớ không lầm, chỉ có vài ngã tư có đèn xanh đèn đỏ. Bây giờ, kể cả ngã ba (NTMK-Tôn Thất Tùng, bên kia TTT chỉ là cái hẻm nhỏ rất ít xe cộ), nhà nước cũng chịu khó lắp đèn xanh đèn đỏ. Đây cũng là một minh chứng cho sự đầu tư của nhà nước, chưa bàn tới hiệu quả tới đâu hoặc hiệu quả hay không.

Dân số bùng nổ, các loại xe cộ cũng bùng nổ, không có đèn xanh-đèn đỏ có mà vỡ đầu sứt trán vì...cọ quẹt, vì đập nhau nữa. Nhưng, nhiều khi sự quá trớn trong vụ lắp trụ đèn giao lộ, kèm theo chưa có sự nghiên cứu hay thống kê thấu đáo, lắp trụ đèn quá gần nhau mà chưa phân bổ hợp lý thời gian ben dừng bên chạy, làm cho giao thông nghẽn càng thêm nghẽn,,,

Hiện giờ, ngã ba NTMK và Bà Huyện Thanh Quan, trụ đèn chỉ để làm dáng vì...khi đưa vào hoạt động, nó rất là...bất cập, vì ngã ba này khá gần với giao lộ chính, NTMK-CMT8, lúc nào cũng ứ nghẽn, bất kể giờ cao điểm hay không. Đôi khi tắt tịt, nhưng đôi khi cũng có chớp vàng, tạo chú ý tới giao lộ cho các lái xe, cũng là đièu hay.

Đèn đỏ ở các ngã tư liên tiếp, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng tên đường NTMK, là một cái bẫy thực sự. Tôi nói bẫy ở đây không với ẩn ý xấu (với ngành Giao thông và CSGT) như báo chí dạo gần đây hay nhắc. Tôi dùng từ "bẫy" để chỉ ra vấn đề, chỉ cần một chút sơ sẩy, sẽ là lợi bất cập hại. Giá mà, thay vì các anh CSGT đi xe mô tô đứng hầm hừ chực bắt lỗi lấn tuyến lấn vạch ngay cả trong giờ cao điểm, các anh có thể điều chỉnh thời gian xanh-đỏ của các trụ đèn cho hợp lý thì...tốt hơn biết bao nhiêu.

Thường xuyên đi trên con đường này, tôi chứng kiến rất nhiều lần, xe cộ đã bắt đầu dồn ứ, các anh vẫn cứ điềm nhiên tọa thị làm nhiệm vụ một cách máy móc, vẫn huýt còi khi có xe hai bánh lấn tuyến, xe hai bánh thiếu kiếng chiếu hậu, thậm chí cả xe bốn bánh không biết lỗi gì (có thể tài xế không thắt dây an toàn) cũng không nằm ngoài "vùng phủ sóng".

Có nhiều trụ đèn đỏ lâu tới phi lý. Ví dụ, ngã tư NTMK-MĐC. Con đường Mạc Đĩnh Chi khá thưa thớt xe, nhưng thời gian đỏ cũng gần như thời gian xanh. Trong khi đó, tuyến NTMK thì xe đông như đi lễ hội, vẫn phải chịu dồn ứ cho nó...công bằng.

Qua khỏi cầu Thị Nghè, đã hết NTMK, đổi thành Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhìn cái trụ đèn ngay chân cầu, tôi muốn hỡi ôi. Hôm nọ con gái tôi "chuyển" thắc mắc này cho tôi, tôi phải loanh quanh giải thích (cốt biện hộ cho ngành Giao thông nhà ta), vì đường ngang (hình như là Phan Văn Hân, vào cư xá Cửu Long cũ) bây giờ đông xe quá, bị con gái phản bác, thì phải cấm quẹo trái lên cầu chứ Ba. 

Đúng là ngày xưa, từ cư xá Cửu Long muốn vào trung tâm Sài Gòn thì buộc phải đi bằng cầu Thị Nghè chứ không còn đường nào khác trừ phi phải bọc qua Phan Thanh Giản (vòng xa khủng khiếp). Hiện nay, có khá nhiều con đường khác để dân cư trong đó vào Quận 1 mà không cần thiết phải qua cầu Thị Nghè. Cầu Thị Nghè 2 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh chẳng hạn. Hoặc giả, thiết kế một vòng xoay ở giao lộ XVNT-Nguyễn Văn Lạc cách đó không xa cũng là một cách không tồi.

Gì thì gì, tình trạng thiết kế trụ đèn xanh-đỏ ở trên cầu là một điều không đáng phải chấp nhận. Biết được tuổi thọ của cây cầu Thị Nghè (1), tôi không thể không lo lắng cho chuyện quá tải đến một thời điểm nào đó thì...đứt gánh.

Chuyện về những trụ đèn xanh-đỏ ở Sài Gòn thì...viết thành sách được nếu có chút kỹ năng...Tiếc rằng, tôi dở ẹt nên đành chờ ai đó, ví dụ như ... chị P.Anh, chẳng hạn...

---------
PS: Nhân đặt tựa cho bài viết, tôi đi tìm thêm về câu ca dao "Đèn SG ngọn xanh, ngọn đỏ" thì mới biết rằng đúng là câu ca dao ấy nói về đèn tín hiệu giao thông ở SG. Hóa ra ngày xưa ở miền Nam chỉ có SG là văn minh hơn nên mới có đèn xanh-đèn đỏ làm tín hiệu giao thông như thế. Lại là ký ức rồi. Bài viết hay lắm, các bạn đọc ở đây nhé: http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=6463


Mấy ý nghĩ lan man này tôi đã có từ vài ngày nay mà không có chút rảnh rang đầu óc để viết ra được. Nay, ngồi trong cơ quan chờ một cuộc hẹn (người được hẹn đến trễ), tranh thủ thời gian chết viết vội mấy dòng. Có lẽ nó sẽ là bài khởi đầu cho một loạt bài (viết vô chừng, không biết khi nào sẽ viết) nhằm ghi lại những khoảnh khắc tạm xem là đáng nhớ trong đời. Không, chẳng có gì đặc biệt đâu, chỉ là đáng nhớ với tôi thôi. Những cái vu vơ, vớ vẩn ấy mà, miễn là nó làm cho tôi vui vui, thế là được. Ghi lại để giữ cho mình, thế thôi ...
-------------
Cuộc đời, nhìn chung thật là mệt mỏi. Chẳng thế mà TCS những năm cuối đời đã thốt lên những câu "ngẫu nhiên" như thế này:

Mệt quá đôi chân này
Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi
Mệt quá thân ta này
Tìm đến với đất muôn đời ...

Nhưng ... cuộc đời cũng có những giây phút đẹp đẽ. Ngắn thôi, nhưng đem lại cho ta chút hạnh phúc nhỏ nhoi, và thêm sức lực cho ta đi tiếp trên cuộc đời mệt mỏi này.

Mà, con người, nghĩ cũng lạ. Luôn than thở về cuộc sống mệt mỏi như thế, nhưng lúc nào có ai đó qua đời, lại kêu lên: cuộc đời sao ngắn ngủi quá! Nếu cuộc đời mệt mỏi, thì lẽ ra phải thấy đó là sự giải thoát chứ nhỉ? Chắc là người ta giả vờ thở than thế thôi, chứ hẳn là cuộc đời phải đẹp lắm, thú vị lắm, thì người ta mới tiếc như thế.

Ừ có thế thật. Ít ra, trong đời ai cũng sẽ có những khoảnh khắc đẹp đẽ, thú vị. Ví dụ như sáng hôm ấy của tôi - chỉ cách đây có vài ngày thôi.

Buổi sáng sớm, như mọi buổi sáng, ông xã tôi tập thể dục trong khoảng sân - mảnh "vườn" nhỏ xíu trước nhà. Tôi thì ngồi trong nhà, ôm vật bất ly thân của tôi - máy laptop - đọc tin tức.

Bỗng nhiên nghe tiếng ông ấy gọi rối rít: "Em, em, ra xem này!"

Bước ra sân, không khí còn đẫm nước mưa, cây cối mùa mưa lá xanh rờn, vì được tắm táp thỏa thuê bởi những cơn mưa không dứt.

Và kia, trên cây mai tôi mới mua hôm Tết, vẫn còn rất trẻ (chỉ mới được 3 tuổi, người bán nói như vậy), một bông hoa duy nhất tròn trịa, vàng tươi nằm ngay ngắn nổi bật ngay giữa đám lá xanh, như mới được ai cắm vào.

Không, phải nói là giống một bông hoa xinh xắn cài trên tóc một cô bé tuổi 15, 16, bằng tuổi con gái tôi, mới đúng.

Bông mai nở trái mùa, không phải mùa xuân, mà là giữa mùa thu, lạ thật. Mới thấy lần đầu tiên, thật thế.

Tôi định nói: "Cây mai này em mua đấy nhé", nhưng rồi ngưng lại ngay. Vì tôi nghĩ thế nào ông xã tôi cũng nói lại: "Thế ai tưới nước hàng ngày?" Thay vào đó, tôi nhìn ông xã tôi, cười tủm tỉm.

"Định nói cây do em mua phải không? Anh mà không tưới hàng ngày thì còn lâu mới có hoa cho em ngắm nhé!" Ông xã tôi nói. Và tôi cười phá lên, mặc cho ông ấy nhìn tôi, thắc mắc.

Chỉ có vậy thôi.

Nhưng buổi sáng hôm ấy đối với tôi thật dễ thương. Và đối với tôi, đó sẽ là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ ...

Vì, đúng thế, "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ", nhạc sĩ TCS nhỉ?
-------
Theo yêu cầu của một bạn đọc, tôi đưa hình chụp của bông mai trái mùa ấy lên đây. Nhưng không phải là chụp đúng khoảnh khắc mà tôi đang nói đến (lúc sáng sớm), mà vào buổi trưa khi tôi đi họp về. Nhìn lại ngày tháng ghi trên hình, thấy cách đây đúng 1 tuần. Vì buổi sáng chỉ kịp chuẩn bị đi làm, không nghĩ đến phải chụp hình. Đến trưa về, thấy hoa vẫn còn tươi rói như mới nở, nên tiếc rẻ, chụp mấy tấm hình để lưu. Hoa mai mau tàn, nhưng hôm ấy giữ được lâu như vậy, là do vào mùa mưa, trời không có nắng ....



Còn đây là bông mai chụp hôm Tết, cách đây nửa năm

Bạn có bao giờ phải băng qua những ngã tư không đèn đỏ vào những lúc đông xe chưa? Tôi thì thường xuyên lắm, hầu như hàng ngày. Đến nỗi điều ấy đối với tôi đã trở nên quen thuộc, hoàn toàn chấp nhận được. Vì không chấp nhận thì bạn sẽ làm gì nhỉ? Biến thành chim, mọc cánh bay lên, như trong Truyện Tích Chu ư? Chẳng thà chấp nhận, để không thêm phần căng thẳng trong cuộc sống vốn đã quá căng thẳng hiện nay.

Mà không chỉ chấp nhận đâu nhé, tôi còn quan sát, ghi nhận, và ... làm thơ nữa cơ đấy! Đây, bài thơ lăng nhăng, ngẫu hứng của tôi, hình thành trong vòng 30 phút nhích dần qua một ngã tư gần nhà mà có lẽ nếu đi bộ thì tôi có thể hoàn tất trong vòng 20 phút - ấy là, giả sử như vẫn còn có chỗ dành cho người đi bộ. Bây giờ, muốn đi bộ qua chỗ ấy, có lẽ cũng khó như mọc cánh bay lên trong Truyện Tích Chu ...

Đây, tặng các bạn bè của tôi, những người đã trải qua cùng kinh nghiệm .... Bắt chước những nhà thơ trước năm 1975, tôi không viết hoa, không dùng dấu chấm câu, thử xem nó có hậu hiện đại chút nào không. Thì, hậu hiện đại đang là "mốt" mà lại, một cái mốt thực ra đã bắt đầu ở miền Nam Việt Nam từ cách đây gần nửa thế kỷ, thời "Mỹ - ngụy" như người ta thường nói. Có điều, thời Mỹ - ngụy ấy thì đường xá vẫn còn tử tế hơn chứ chưa đến nỗi như thế này ....
 
ngã tư không đèn đỏ


tôi chạy xe qua một ngã tư
ngã tư không đèn đỏ
dòng xe phía bên kia 
chạy không ngừng như thác đổ
phía bên tôi đứng sựng bồn chồn
những khuôn mặt tưởng như vô hồn
đang chăm chăm chờ từng khe hở

len vào ngay xin đừng chậm trễ
cùng nhích dần hãy thừa thắng xông lên
phía bên kia có dấu hiệu rối ren
vài kẻ nhanh chân vội bọc sang bên
nhưng trễ rồi ta đã kịp đan xen
phía bên kia đành quyết tâm xấn tới

anh em ơi hãy dàn trận mới
cùng lao vào trận chiến ngổn ngang
cố lên đi nhất quyết không hàng
khi hai phía cùng ngang tài ngang sức
 
không ai nhường ai nên cùng nhau ta nhích
đích đến đã gần rồi
chỉ còn chờ ta vượt được ta thôi ...

Ờ mà bây giờ tôi mới thực sự hiểu, tại sao cứ lâu lâu lại thấy có người kêu lên: Bao giờ cho đến ngày xưa????

Cám ơn những ngã tư không đèn đỏ!
---------
 Và đây là những câu "thơ nối dòng" (bắt chước cấu trúc: "in nối bản" dùng trong ngành xuất bản) cho bài thơ của bạn đọc Pham Trongtoi, ý tứ và vần điệu thật xuất sắc:

ta vượt được ta rồi lại tiếp tục ta trôi
ngã tư tới, có hay không? đèn đỏ
hãy nhớ lấy dù có hay không có
trận sinh tồn, toàn thắng ắt về ta
ơ, hình như đèn sắp đỏ phía xa xa
miết hết ga, quyết tận cùng tranh thủ...

----------
Thêm một đoạn "nối dòng" của một bạn đọc khác ...

"... đích đến đã gần rồi
chỉ còn chờ ta vượt được ta thôi ..."

nhưng thử hỏi ta sao vượt được
vì ngã tư từ lâu không đèn đỏ
như cách sống không còn luật pháp
ai chen ngang lấn chiếm thì đi
ai từ tốn chỉ có đường tụt hậu
tất cả lộn phèo láo nháo quá vô tư...
ngồi trên xe 2 chân chống xuống đường
lòng thầm nghĩ giá được như xưa nhỉ !!!


----------
Và một đoạn khác nữa ...

''Ta vượt được rồi lại tiếp tục ta trôi''

Ngã tư tới rồi ngã tư tới nữa
Đèn?có ,đèn?không ,không -có ,có -không
Tít tắp ngã tư ,tít tắp vô cùng
Trôi ..trôi mãi ...con đường không đích.

Cái tên Trần Chung Ngọc đối với tôi không xa lạ gì. Lần đầu tiên tôi biết đến tên ông là cách đây gần 20 năm, khi ông sa vào một cuộc tranh luận khá ầm ĩ với một đồng nghiệp cũ của tôi là anh Dương Ngọc Dũng. Những tranh luận qua lại giữa hai người giờ vẫn còn có thể tìm được trên Internet, các bạn chỉ cần gõ "Trần Chung Ngọc" và "Dương Ngọc Dũng" vào google là có thể tìm ra được ngay để đọc và tự phán đoán về trình độ lập luận và tư cách trí thức của hai người.

Chính vì có vụ "đụng độ" này mà tôi mới bắt đầu đọc một vài bài viết của ông TCN, được đăng rất nhiều trên một trang mạng mà ông làm chủ có tên là sachhiem.net. Chẳng khó khăn gì để nhận ra rằng ông là một người chống Thiên chúa giáo một cách rất cực đoan. Là một tín đồ của Thiên chúa giáo, tất nhiên là tôi không thích những bài viết của ông TCN, nhưng chưa bao giờ lên tiếng vì tôi cho rằng ông TCN - cũng như bất cứ ai - đều có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, nên việc ông chọn yêu đạo Phật và không yêu đạo Thiên chúa cũng như nói về những yêu ghét của mình chỉ là điều bình thường và chẳng có gì đáng để quan tâm.

Thực ra, quyền tự do ấy cũng có những giới hạn mà lẽ ra một người được xem là học cao biết rộng như ông TCN phải biết, nhưng không hiểu sao vẫn luôn vi phạm. Tuy nhiên, tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy cần phải lên tiếng vì tin rằng một người đọc trưởng thành ắt phải có đủ hiểu biết để phán đoán sự đúng sai trong các bài viết của ông TCN. Còn những người đọc chưa trưởng thành thì tôi lại nghĩ có nói gì đi nữa thì họ cũng không hiểu, nên rút cục là tôi vẫn thấy chẳng cần lên tiếng.

Không lên tiếng, nhưng tôi không đồng tình với rất nhiều điểm trong các bài viết của ông TCN, đặc biệt những bài so sánh Phật giáo và Thiên chúa giáo vốn có vẻ là sở trường của ông TCN. Như anh DND đồng nghiệp của tôi  - một người không phải là tín đồ Thiên chúa giáo, và cũng có ít nhiều nghiên cứu hàn lâm về Phật giáo - đã từng chỉ ra, những bài viết ông TCN có nhiều sai lầm, trong đó tôi quan tâm nhất là sự sai lầm về phương pháp luận, vì ông dựa vào cách so sánh như sau:

[...] dẫn chứng kinh điển Phật giáo (tức là Phật Giáo như một lý tưởng) để chứng minh Phật Giáo là một tôn giáo hoàn thiện, tốt đẹp, giàu lòng từ bi. Nhưng khi công kích Thiên Chúa Giáo lại dựa vào các thực hành tôn giáo diễn ra trong lịch sử phát triển của tôn giáo này (Pháp Đình Tôn Giáo, vụ án Galilée, v.v...). Những người Thiên Chúa Giáo có thể làm ngược lại và sự cãi nhau sẽ kéo dài vô tận vì phương pháp so sánh đã hỏng ngay từ nền tảng.

(Nguồn: http://danluan.org/tin-tuc/20130408/duong-ngoc-dung-nhung-sai-lam-tong-quat-trong-cuon-sach-doi-thoai-cua-nhom-giao)

Vì sai lầm về phương pháp nên những bài so sánh tôn giáo (Phật giáo và Thiên chúa giáo) của ông không có giá trị cao, dù nó có thể làm cho những người theo đạo Phật thích thú vì cảm thấy tôn giáo mà mình tin theo được ông tôn vinh. Tuy nhiên, tôi tin rằng số người này nếu có chắc cũng ít thôi vì theo tôi hiểu thì tinh thần Phật giáo không bao giờ là một tinh thần "hơn thua" như trong những bài viết của ông. Do đó, sau khi làm quen và hiểu ra mục tiêu, phương pháp lập luận, và phong cách trình bày của ông TCN, tôi hầu như chẳng bao giờ bỏ thì giờ ra để đọc những bài nào có ký tên ông nữa.

Cho đến hôm nay, khi tôi nhìn thấy tên TCN ký trên một bài viết được đăng trên báo Nhân Dân. Bài viết có tựa là "Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc". Liếc qua bài báo, tôi thấy vẫn chỉ là những lập luận quen thuộc của TCN theo kiểu "ta thắng, địch thua" mà VN hay sử dụng, nội dung không có gì mới đáng để tôi quan tâm. Chỉ có điều, trong bối cảnh VN đang mong muốn vào Hội đồng nhân quyền của LHQ, lại nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Đan Mạch và được hỏi về nhân quyền, nên tôi bỗng chú ý đến phong cách của bài viết, cũng là phong cách nhất quán của các bài viết của TCN.

Và tôi sực nhớ ra một điều tôi đã học hơn 20 năm nay về cách viết trong tiếng Anh. Đại khái, khi viết các bài tranh luận - kể cả viết hàn lâm lẫn viết phổ thông - thì tuyệt đối phải tránh sử dụng "hate speech" (tạm dịch: ngôn ngữ kích động thù hận) và "them and us discourse" (diễn ngôn ta - địch). Thậm chí các nước văn minh còn có luật quy định cấm dùng hate speech nữa kia; bạn nào không tin thì chỉ cần gõ "hate speech laws" vào google là ra hết. Còn "them and us discourse" thì tuy không có luật cấm, nhưng nó được xem là thể hiện một tư duy phe nhóm, cục bộ, tức là một lối tư duy cũ kỹ lạc hậu không còn phù hợp với thế giới toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau của ngày hôm nay. Vậy mà bài viết của ông TCN thì từ đầu đến cuối chỉ rặt một cách viết kích động hận thù và phân biệt địch (Thiên chúa giáo) - ta (Phật giáo) rõ ràng trên hai trận tuyến: Phật giáo thì yêu nước, đồng hành với dân tộc, Thiên chúa giáo thì bán nước, thà mất nước chẳng thà mất chúa. Đại khái thế, tràn lan khắp bài báo, chẳng cần tôi trích dẫn - mà trích dẫn làm gì, chỉ thêm mất đoàn kết giáo - lương!

Lẽ ra thì tôi không bao giờ đặt ra những câu hỏi dưới đây, thậm chí nghĩ trong đầu cũng không, nhưng quả thật sau khi đọc bài của TCN thì tôi bỗng có mấy thắc mắc thế này, xin hỏi lại ông TCN xem ông trả lời thế nào nhé:

- Bắt đầu từ đời Lý - Trần thì đạo Phật cực thịnh; đến nhà Lê đạo Phật vẫn còn rất mạnh (vẫn mạnh  cho đến bây giờ). Lúc ấy đạo Thiên chúa còn chưa vào Việt Nam, dân chúng ai cũng theo đạo Phật cả. Một đất nước thấm nhuần tinh thần Phật pháp như trên ắt phải sản sinh ra những con người luôn đồng hành với dân tộc như ông TCN đã tuyên bố, vậy thì những Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống là từ đâu mà ra vậy? Nếu có ai đó nói rằng đó là do tinh thần của đạo Phật thì ông TCN có chấp nhận không?

- Đảng CSVN đã từng có sai lầm trong cải cách ruộng đất làm chết oan khá nhiều người dân, trong đó có một nhân vật nổi tiếng nhất là bà Nguyễn Thị Năm, người đầu tiên bị xử bắn trong thời oan nghiệt ấy. Điều này chính Đảng cũng đã thừa nhận ngay sau đó, và có sửa sai. Nếu bây giờ ai đó cứ mãi xoáy vào sai lầm này để kích động thù hận, để kêu gọi chống cộng, thì chắc chắn sẽ bị lên án. Thế thì tại sao bài viết của ông TCN với đầy những "hate speech", kêu gọi hận thù, chia rẽ lương - giáo như vậy lại được xem là bình thường, thậm chí là mẫu mực, đáng được đăng trên báo Đảng?

Tất nhiên, những câu hỏi mà tôi đặt ra ở trên chỉ là ví dụ để minh họa cho điều mà đồng nghiệp của tôi, anh DND, đã nhắc đến trong đoạn trích mà tôi đã nêu ở trên: Nếu cứ moi móc cái xấu của nhau ra mà kể lể, bêu riếu, thì có lẽ sẽ dẫn đến đánh nhau u đầu sứt trán, thậm chí đầu rơi máu đổ, như trong các cuộc thánh chiến đã từng xảy ra trên thế giới và sẽ vẫn còn xảy ra nữa. Là điều tôi không muốn, và chắc chắn tất cả mọi người VN đều không muốn. Cuộc chiến tranh Nam - Bắc đã kết thúc gần 40 năm rồi, vì cớ gì mà không "lại gần với nhau/thù hận xin quên/đây quê hương mình", như TCS đã mơ ước gần nửa thế kỷ trước?

Cuối cùng, xin nhắc lại đôi chút về Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà VN là một thành viên (xem ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_v%E1%BB%81_c%C3%A1c_Quy%E1%BB%81n_D%C3%A2n_s%E1%BB%B1_v%C3%A0_Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B). Điều 20 của Công ước này ghi rõ: "Ngăn cấm bất kỳ hình thức tuyên truyền cổ vũ chiến tranh hay gieo rắc kỳ thị chủng tộc, tôn giáo." Tôi nghĩ bài viết TCN đã vi phạm điều khoản ấy, nhưng không hiểu tại sao tờ ND, đại diện chính thống của Đảng CS và Nhà nước, lại chấp nhận đăng bài viết này. Vì nó làm xấu đi cái nhìn của thế giới đối với Việt Nam, là một điều có lẽ cả ông TCN lẫn báo Nhân Dân đều không muốn.

(Ghi chú: những chữ màu xanh là phần mới được thay đổi theo góp ý của một bạn đọc).

Thế giới đã thay đổi nhiều lắm rồi, thưa ông TCN!

Ứng dụng Photaf Panorama Pro - chụp ảnh cực chất dành cho điện thoại android. Tải về khám phá ngay phong cách chụp ảnh sành điệu cho dế yêu nào !

Tải Ứng dụng Photaf Panorama Pro


TẢI TẠI ĐÂY

Giới Thiệu Ứng dụng Photaf Panorama Pro


+Photaf Panorama Pro - Là Phần mềm chụp ảnh toàn cảnh tốt nhất hiện nay cho máy Android
+Ghi lại hình đẹp ,ảnh được liền với nhau 360 phần mềm có doa diện dễ dùng và canh được góc độ chính xác cho bạn chụp
+Bạn có thể ghi lại được hình ảnh mà bạn muốn không cần thao tác nhiều lần chỉ cần bạn cầm tay đi theo hướng mà bạn muốn để chụp được khung cảnh đó

Tính Năng trên Photaf Panorama Pro

Chụp ảnh full HD

Cài làm hình nền cho điện thoai bạn

Sử dụng đọc lập theo máy ảnh không phức tạp

Bạn có thể tự động nghép ảnh

Chụp ảnh Tạo ảnh Panorama toàn cảnh 360 trên Photaf Panorama pro

share hình ảnh lên facebook

Chúc các bạn vui vẻ!

Bài này viết tiếp bài viết trước đó về điều ngộ nhận thứ hai về CN Mác, lấy từ Chương 2 của cuốn sách Vì sao Mác đúng? của GS Terry Eagleton. Xem bài trước ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/09/muoi-ieu-ngo-nhan-ve-chu-nghia-mac-2.html.

Trong bài trước, tôi đã tóm tắt lập luận chính của Eagleton để phản bác điều ngộ nhận phổ biến là "Mác chỉ đúng trên lý thuyết". Lập luận đó như sau: Eagleton đã chứng minh rằng thực tiễn cách mạng XHCN diễn ra không theo lý thuyết của Mác, vì vậy Mác không thể chịu trách nhiệm về thực tiễn không mấy sáng sủa của CNCS ngày nay. Ví dụ, CMXHCN trên thực tế đã diễn ra ở các nước nông nghiệp lạc hậu, trong khi Mác cho rằng CM XHCN phải được tiến hành ở các nước có một trình độ phát triển TBCN nhất định. Trong bài này, tôi sẽ tiếp tục tóm tắt các lập luận khác của Eagleton nhằm chứng minh Mác không sai trên thực tế, sau đó đưa ra những nhận xét hoặc thắc mắc của tôi.

Một điểm khác được Eagleton đưa ra để chứng minh cho sự khác biệt giữa lý thuyết của Mác với việc áp dụng vào thực tiễn trong CM XHCN: Mác không hề cho rằng cách mạng XHCN có thể tiến hành và thành công trên một nước, trong khi những người CS Nga lại tin rằng cần phải tiến hành CM thành công tại một nước trước đã. Xin đọc phần trích dẫn dưới đây:

Nor did Marxists ever imagine that it was possible to achieve socialism in one country alone. The movement was international or it was nothing. This was a hardheaded materialist claim, not a piously idealist one. If a socialist nation failed to win international support in a world where production was specialized and divided among different nations, it would be unable to draw upon the global resources needed to abolish scarcity. The productive wealth of a single country was unlikely to be enough. The outlandish notion of socialism in one country was invented by Stalin in the 1920s, partly as a cynical rationalisation of the fact that other nations had been unable to come to the aid of the Soviet Union. It has no warrant in Marx himself. Socialist revolutions must of course start somewhere. But they cannot be completed within national boundaries. To judge socialism by its results in one desperately isolated country would be like drawing conclusions about the human race from a study of psychopaths in Kalamazoo.

Mác cũng không hề cho rằng CNXH có thể thành công trên một quốc gia riêng lẻ. Cuộc vận động ấy [tức cuộc CM XHCN - chú thích của người dich] cần phải diễn ra trên toàn thế giới, nếu không thì chẳng có gì cả. Lời khẳng định này hoàn toàn duy vật [tức có tính thực tế] chứ chẳng phải là một khẳng định của những người duy tâm mộ đạo. Nếu một quốc gia XHCN không có được sự ủng hộ của toàn thế giới trong một xã hội mà việc sản xuất đã được chuyên biệt hóa cho từng quốc gia, thì rõ ràng nó sẽ không huy động được nguồn lực của toàn thế giới mà nó cần để xóa bỏ sự khan hiếm. Sự thịnh vượng của chỉ một quốc gia sẽ không thể đủ. Cái ý tưởng quái gở về CNXH trên một quốc gia là do Stalin sáng chế ra vào những năm 1920, một phần là vì phải giải quyết cái thực tế rằng các quốc gia khác không thể hỗ trợ cho Liên Xô được. Mác không hề bảo đảm cho điều này. Tất nhiên những cuộc cách mạng XHCN sẽ phải xuất phát từ một vài quốc gia nào đó, nhưng nó không thể thành công nếu chỉ gói gọn trong phạm vi từng quốc gia. Vì vậy, đưa ra lời phán đoán về CNXH bằng cách dựa trên những kết quả mà nó đã đạt được trong một quốc gia bị hoàn toàn cô lập thì chẳng khác nào đưa ra những kết luận về toàn bộ nhân loại dựa trên một nghiên cứu về các bệnh nhân tâm thần của riêng vùng Kalamazoo. 

(Ghi chú:
1. Kalamazoo là một thành phố nhỏ với vài trăm ngàn dân ở phía tây nam của bang Michigan, Mỹ. Xem thông tin ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Kalamazoo,_Michigan
2. Phần chữ màu đỏ ở trên là phần dịch lại của tôi theo góp ý của anh BHV trong comment thứ 2 bên dưới.)

Đọc đến đây, có lẽ chúng ta phải giật mình vì cách đây mấy trăm năm Mác đã hình dung ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia như chúng ta đang thấy trong nền kinh tếtoàn cầu hóa hiện nay. Và điều này có lẽ cũng cho chúng ta một lời cảnh báo về việc liệu có nên giữ khư khư lấy những gì mà chúng ta cho là đặc trưng riêng biệt của nền văn hóa hay thể chế hoặc hệ thống giáo dục hay pháp luật hay gì gì khác mang đặc điểm XHCN của chúng ta hay không.

Phải chăng, chính những quốc gia mà chúng ta đang gọi là tư bản, họ đang ở gần chủ nghĩa xã hội (một CNXH lý tưởng theo lý thuyết của Mác) hơn chúng ta, và cũng sẽ có cơ hội "toàn thắng" hơn chúng ta? Vì họ có cơ sở vật chất tốt, có cộng đồng tốt (toàn cầu), trong khi "khối" XHCN ngày càng teo lại, và những thành tựu về kinh tế, KHKT của ta thì thua xa họ. Vậy nếu chúng ta kiên định con đường đã chọn (như lâu nay) thì liệu chúng ta sẽ đi về đâu?

Lập luận cuối cùng, mà theo tôi là lập luận quan trọng nhất trong chương này, có liên quan đến vấn đề tự do, dân chủ trong xã hội. Như Eagleton đã nêu trong phần tóm tắt của chương 2, một ngộ nhận quan trọng đối với chủ nghĩa Mác đó là người ta thường cho rằng sự thiếu tự do, dân chủ và sự bạo ngược của chính quyền là do lý thuyết của Mác. Nhưng thật ra hoàn toàn không phải như thế. Xin đọc đoạn trích dưới đây:

Ideally, socialism requires a skilled, educated, politically sophisticated populace, thriving civic institutions, a well-evolved technology, enlightened liberal traditions and the habit of democracy. None of this is likely to be on hand if you cannot even afford to mend the dismally few highways you have, or have no insurance policy against sickness or starvation beyond a pig in the back shed. Nations with a history of colonial rule are especially likely to be bereft of the benefits I have just listed, since colonial powers have not been remarkable for their zeal to implant civil liberties or democratic institutions among their underlings.

Một cách lý tưởng, CNXH đòi hỏi phải có những con người có kỹ năng, được học hành tử tế, và có ý thức chính trị sâu sắc, cùng với các thiết chế của một xã hội công dân (hoặc 'xã hội dân sự'), một nền công nghệ phát triển, các truyền thống nhân văn mang tính khai sáng, và các thói quen của một nền dân chủ. Những điều này sẽ không thể có được khi chúng ta thậm chí còn chưa có đủ tiền để sửa chữa các xa lộ bị hư hỏng nặng nề, hoặc khi chúng ta không có các chính sách bảo hiểm để phòng ngừa trường hợp bị bệnh tật hoặc nạn đói và chỉ biết dựa vào việc từng người nông dân nuôi thêm một con lợn ở sau nhà làm của đề dành mà thôi. Các quốc gia có lịch sử thống trị của thực dân đa số sẽ thiếu thốn những điều kiện cần thiết của chủ nghĩa xã hội mà tôi đã nêu ở trên, bởi các nhà cầm quyền thực dân rõ ràng chẳng lấy gì làm hăng hái trong việc thiết lập các quyền tự do dân sự hoặc các thiết chế dân chủ trong những quốc gia thuộc địa của mình.

Và một đoạn rất quan trọng khác liên quan đến tình trạng độc tài theo kiểu Stalin:

It is not that the building of socialism cannot be begun in deprived conditions. It is rather that without material resources it will tend to twist into the monstrous caricature of socialism known as Stalinism. The Bolshevik revolution soon found itself besieged by imperial Western armies, as well as threatened by counterrevolution, urban famine and a bloody civil war. It was marooned in an ocean of largely hostile peasants reluctant to hand over their hard-earned surplus at gunpoint to the starving towns. With a narrow capitalist base, disastrously low levels of material production, scant traces of civil institutions, a decimated, exhausted working class, peasant revolts and a swollen bureaucracy to rival the Tsar’s, the revolution was in deep trouble almost from the outset. In the end, the Bolsheviks were to march their starving, despondent, war-weary people into modernity at the point of a gun.

Vấn đề không phải là không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện thiếu thốn. Vấn đề là ở chỗ nếu thiếu điều kiện vật chất thì CNXH sẽ bị uốn cong thành một thứ quái thai của CNXH có tên gọi là chủ nghĩa Stalin. Cuộc cách mạng Bolshevik lúc ấy chưa thành công được bao lâu thì đã bị bao vây bởi quân đội của các nước phương tây, đồng thời bị đe dọa bởi lực lượng phản cách mạng, cộng thêm nạn đói ở đô thị và một cuộc nội chiến đẫm máu. CNXH bị bỏ rơi trên hoang đảo với những người nông dân thù địch không sẵn lòng giao lại cho các đô thị đang chết đói những phần thặng dư mà họ đã bỏ bao công sức ra để kiếm được. Với số vốn liếng tư bản ít ỏi, trình độ sản xuất của cải vật chất cực thấp, hầu như không có dấu vết gì của các thiết chế dân sự, một giai cấp công nhân ít ỏi và kiệt quệ, các cuộc nổi loạn của nông dân và một bộ máy quan liêu cồng kềnh cho tương xứng với hệ thống hành chính của Nga Sa hoàng, cuộc cách mạng thực sự ở trong tình trạng nguy cấp ngay từ những ngày đầu. Cuối cùng, những người Bolshevik phải sử dụng đến họng súng để lùa những người dân đói khát, tuyệt vọng, chán ngán chiến tranh của mình tiến lên một xã hội hiện đại. 

Quả là những lời rất hay, rất hùng biện để biện hộ cho tình trạng độc tài (theo quan điểm của phương Tây) của các nước XHCN như Liên Xô, TQ, vv. Nhưng dù tác giả rõ ràng tỏ ra thông cảm với tình trạng đã xảy ra ở các nước XHCN, thì ông vẫn không có ý nói tình trạng trên là bình thường hoặc đáng để chấp nhận nhằm xây dựng CNXH. Luận điểm chính của ông là: Mác có một quan điểm khác về CNXH, nhân bản hơn nhiều, và CNXH chỉ có thể được xây dựng thành công tại các quốc gia có sẵn các thiết chế của một nền dân chủ và một xã hội dân sự mạnh.

Những lập luận trên của GS Terry Eagleton chẳng phải là đáng suy nghĩ lắm chăng? Và phải chăng chúng ta cần thay đổi nội dung giảng dạy trong các sách giáo khoa của ta về sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu theo cách lý giải của Eagleton chăng, đó là: Những cuộc cách mạng đó chỉ là những quái thai của CNXH, và vì vậy không thể nào phát triển bền vững được vì nó đã không tuân theo chủ nghĩa Mác ngay từ điểm xuất phát?

Tôi sẽ viết tiếp về điều ngộ nhận thứ ba (Chương 3 của cuốn sách) khi có chút thời gian.

Bài viết này tiếp tục loạt bài mà tôi đã bắt đầu từ đầu tháng 2 năm nay. Như cái tựa chung của loạt bài này cho thấy, loạt bài này sẽ gồm tất cả là 10 bài, nếu mỗi bài chỉ nêu một điều ngộ nhận, và nếu không có những bài viết thêm để bàn bạc quanh 10 điều ngộ nhận đó. Bài này là bài thứ 2 trong loạt bài ấy. Để liền ý, có thể đọc bài 1 ở đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2013/02/muoi-ieu-ngo-nhan-ve-chu-nghia-mac-1.html. Đồng thời, ai cần kiểm tra lại bản gốc tiếng Anh xin đọc ở đây (bản download từ trên mạng và lưu trong google drive của tôi): https://docs.google.com/file/d/0B23GcuCxvQVBZDdMcE5rSjV4cW8/edit?usp=sharing.

Trong bài này tôi sẽ tiếp tục bằng cách dịch phần tóm tắt chương hai của Terry Eagleton cùng một vài phần trích dẫn đáng chú ý trong chương này, sau đó đưa ra những nhận xét cùng thắc mắc của tôi về những vấn đề được đặt ra.

Phần tóm tắt của Terry Eagleton cho chương hai của cuốn sách như sau:

Marxism may be all very well in theory. Whenever it has been put into practice, however, the result has been terror, tyranny and mass murder on an inconceivable scale. Marxism might look like a good idea to well-heeled Western academics who can take freedom and democracy for granted. For millions of ordinary men and women, it has meant famine, hardship, torture, forced labour, a broken economy and a monstrously oppressive state. Those who continue to support the theory despite all this are either obtuse, self-deceived or morally contemptible. Socialism means lack of freedom; it also means a lack of material goods, since this is bound to be the result of abolishing markets.

Chủ nghĩa Mác có thể rất ổn trên lý thuyết. Tuy nhiên khi áp dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn thì kết quả chỉ là khủng bố, bạo ngược và giết người hàng loạt trên một quy mô mà không ai có thể hình dung. Các học giả phương Tây vốn có cuộc sống thoải mái và xem tự do dân chủ là lẽ đương nhiên thì có thể thấy chủ nghĩa Mác là một ý tưởng hay ho. Nhưng đối với những người thường thì chủ nghĩa này chỉ đồng nghĩa với nạn đói, đời sống khó khăn, bị tra tấn, lao động cưỡng bức, nền kinh tế đổ vỡ, và nhà nước áp bức đến mức tàn bạo. Những ai vẫn tiếp tục ủng hộ lý thuyết này bất chấp mọi việc đã xảy ra thì hằn phải là kẻ ngu đần, hoặc tự dối mình, hoặc là những kẻ vô đạo đức. Chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với việc mất tự do, mà cũng thiếu thốn cả hàng hóa vật chất nữa, vì điều ấy là hệ quả tất yếu của việc xóa bỏ thị trường [vì CNCS không chấp nhận thị trường - chú thích của người dịch]. 

(Ghi chú: Phần màu đỏ ở trên là phần mới sửa lại, again, theo góp ý của bạn Tú Đoàn. Cám ơn anh TĐ nhiều lắm!)

Nghe quen quen, phải không các bạn. Đúng là quan điểm phổ biến về CNXH của các nước tư bản phương Tây. Nhưng, nếu bạn còn nhớ, thì theo Terry Eagleton, đây chỉ là một trong nhiều điều ngộ nhận về chủ nghĩa Mác. Vậy, theo tác giả thì như thế nào mới là đúng? Chúng ta hãy theo dõi những lập luận mà tác giả đã đưa ra để phản bác ngộ nhận nêu trên nhé.

Trước hết, theo tác giả thì chủ nghĩa Mác không hề độc quyền trong những vấn đề như giết chóc,nạn đói, hoặc đàn áp, bạo lực. Chủ nghĩa tư bản - ít ra trong thời gian đầu - cũng đầy những ví dụ về bạo lực, áp bức, đói nghèo vv chứ không hề kém CNXH chút nào. Chủ nghĩa phát-xít, vốn ra đời trong lòng xã hội tư bản, và hoàn toàn không phải là CNCS, là một ví dụ cho thấy đâu chỉ có CNCS mới "khát máu" như người ta thường nói. Ngược lại, chính CNCS, mà lúc bấy giờ được Liên Xô (cũ) đại diện, đã cùng đồng minh đập tan chủ nghĩa phát-xít để cứu nguy cho nhân loại cơ mà.

Ngoài ra, nếu nói rằng CNTB có những thành tựu lớn, thì thực ra CNXH cũng có những thành tựu không nhỏ của nó. Ít ra, nó đã đưa hai đất nước khổng lồ nhưng nghèo nàn, lạc hậu là TQ và Liên Xô (cũ) thoát khỏi nạn đói và sự lạc hậu, chậm tiến để thực sự đặt chân vào thế giới hiện đại. Cho nên không thể nói đói nghèo, lạc hậu và bạo lực là sản phẩm của CNXH được.

Nhưng đó chỉ là lập luận phụ. Lập luận chính của Eagleton là thực ra Mác không phải là tác giả của những tư tưởng đã được áp dụng trong thực tế của các quốc gia XHCN (well, đúng hơn là CSCN), vì vậy bắt Mác phải chịu trách nhiệm về cái thực tiễn không lấy gì làm sáng sủa ở các quốc gia này rõ ràng là một điều ngộ nhận. Xin xem đoạn trích dưới đây:

Marx himself never imagined that socialism could be achieved in impoverished conditions. Such a project would require almost as bizarre a loop in time as inventing the Internet in the Middle Ages. Nor did any Marxist thinker until Stalin imagine that this was possible, including Lenin, Trotsky and the rest of the Bolshevik leadership. You cannot reorganise wealth for the benefit of all if there is precious little wealth to reorganise. You cannot abolish social classes in conditions of scarcity, since conflicts over a material surplus too meagre to meet everyone’s needs will simply revive them again. As Marx comments in The German Ideology, the result of a revolution in such conditions is that ‘‘the old filthy business’’ (or in less tasteful translation, ‘‘the same old crap’’) will simply reappear. All you will get is socialised scarcity. If you need to accumulate capital more or less from scratch, then the most effective way of doing so, however brutal, is through the profit motive. Avid self-interest is likely to pile up wealth with remarkable speed, though.


Chính bản thân Mác chưa bao giờ tưởng tượng rằng người ta lại có thể áp dụng chủ nghĩa xã hội vào những hoàn cảnh đói nghèo như thế. Để làm được điều đó thì cần phải kéo lui lại một thời gian trong tương lai, tương tự như sáng chế ra Internet trong thời Trung cổ vậy. Và các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa Mác-xít trước Stalin cũng chưa bao giờ tưởng tượng rằng người ta có thể làm được điều ấy, cả Lênin. Trosky, và các vị lãnh đạo Bolshevik cũng nghĩ như vậy. Rõ ràng ta không thể tổ chức lại của cải trong xã hội vì lợi ích của mọi người nếu như thực ra chẳng có mấy của cải để mà tái tổ chức. Ta cũng không thể phá bỏ các giai cấp xã hội trong những điều kiện thiếu thốn, vì như thế phần thặng dư vật chất quá ít ỏi để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người sẽ lại tiếp tục tạo ra những xung đột [như trong xã hội tư bản - chú thích của người dịch]. Như chính Mác đã phát biểu trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, kết quả của một cuộc cách mạng trong những điều kiện như vậy chỉ làm cho "những rác rưởi của xã hội cũ" tái xuất hiện mà thôi. Kết quả đạt được chỉ có thể là sự thiếu thốn trên toàn xã hội. Nếu chúng ta cần tích lũy tư bản từ con số không, thì cách làm hiệu quả nhất, cho dù điều đó man rợ đến mức nào đi chăng nữa, là thông qua động cơ lợi nhuận. Và sự thèm khát tư lợi sẽ dễ dàng giúp tích lũy của cải một cách nhanh chóng nhất. 

(Chú thích: Bản dịch cũ dịch nhầm Stalin (in đậm ở trên) thành Lê nin. Sửa lại theo góp ý của bạn Tú Đoàn.)

Quả thật, theo tôi đoạn trích dẫn là vô cùng quan trọng. Nếu Terry Eagleton đúng (và có vẻ đây là quan điểm của các nhà lý luận cũng như các chính trị gia chính thống của VN, như Hoàng Hữu Phước, đại biểu quốc hội, người đầu tiên nhắc đến tác phẩm Why Marx was right tại VN, ví dụ như ở đây: http://hoanghuuphuocvietnam.blog.com/?p=75; hoặc nhóm Giao điểm ở Mỹ, một nhóm với quan điểm chống Công giáo cực đoan và thân Cộng rõ ràng, thường được các báo chí chính thống trong nước trích đăng lại) thì chúng ta thực sự cần xem xét và đánh giá lại tính sáng suốt của sự lựa chọn của chúng ta khi quyết định "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội" trong tình trạng đất nước còn rất nghèo và lạc hậu. Và nếu đây là sai lầm (theo Eagleton thì có lẽ Mác sẽ nghĩ như thế) thì ai phải chịu trách nhiệm về lựa chọn sai lầm ấy, cũng như phải làm gì để sửa chữa những sai lầm này, đó là điều mà tất cả chúng ta phải nghiêm túc suy nghĩ.

Thực ra, chưa cần ai nói thì điều này cũng đã được Đảng CSVN xem xét lại từ cuối thập niên 1980 rồi, nên mới có "đổi mới (kinh tế)" và những phát triển ngoạn mục mà chúng ta đã biết hiện nay. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ vấn đề này không chỉ cần xem xét dưới góc độ chính sách (đó là công việc của những nhà chính trị) mà còn cần xem xét dưới góc độ khoa học, là việc mà tôi đang cố gắng làm, nếu chúng ta thực sự xem mình là đồ đệ của chủ nghĩa Mác.

Và một khi đã hiểu đúng, thì tôi nghĩ ít ra chúng ta cũng cần sửa đổi lại các giáo trình dạy triết học Mác-Lênin của Việt Nam, và cần phân biệt rõ ràng đâu là tư tưởng của Mác, đâu là tư tưởng của Lênin, và đâu là sự "sáng tạo" của những người sau như Stalin, Mao, hoặc các nhân vật khác có hoặc không có tên tuổi trong lịch sử. Điều này sẽ các sinh viên của chúng ta không còn tình trạng lơ mơ như hiện nay, vì tôi biết chúng ta tốn rất nhiều thời gian để dạy và học triết Mác-Lênin, nhưng sự hiểu biết về Mác của sinh viên Việt Nam so với phương tây thì có lẽ chỉ là một con số không to tướng. Ngay cả một người giỏi tiếng Anh, trí thức, đại biểu quốc hội, doanh nhân thành đạt vv như ông HHP mà còn nhầm lẫn như thế, thì làm sao có thể hy vọng gì hơn đối với các sinh viên VN, vốn xem môn Triết như một môn học thuộc lòng để trả nợ cho qua?

(còn tiếp)

Game Temple Run: Oz - Disney và Imangi Studios xin giới thiệu Temple Run: Oz – 1 cuộc phiêu lưu mới kết hợp giữ Temple Run 2 và bộ film Oz the Great and Powerful. Chạy đua cùng Oz thoát khỏi cuộc rượt đuổi của những chú khỉ đầu chó hung dữ, đừng bao giờ dừng lại khi mà bạn còn có thể tiếp tục chạy.

Tải Game Temple Run: Oz Cho Android


TẢI TẠI ĐÂY

DATA : TẢI TẠI ĐÂY

Data dành cho màn hình HD, copy vào thư mục sdcard/android/data/com.disney.TempleRunOz.goo

Giới thiệu Game Temple Run: Oz


TÍNH NĂNG MỚI

- Cảnh chơi hoàn toàn mới từ bộ phim cùng tên.
- Bay trên khí cầu – Nhận được nhiều điểm hơn.
- Khám phá các địa điểm mới bí ẩn trong Oz – hãy đi theo biển chỉ dẫn!
- Môi trường sẽ thay đổi theo khả năng của bạn.
- Hoàn thành các thách thức theo tuần – So sánh điểm với bạn bè!

Chơi Game Temple Run: Oz ngay hôm nay!

Thông báo ngưng trao đổi về bài viết:

Bài viết này của tôi từ hôm 2/9 đến giờ đã nhận được tổng cộng trên 50 nhận xét, trao đổi. Một kỷ lục cho đến nay. Rất cám ơn  mọi người đã đọc và trao đổi, giúp tôi hiểu ra được rất nhiều điều.


Với tinh thần muốn nghe tất cả các ý kiến đa dạng của mọi người, trước nay tôi đã đăng hầu hết mọi trao đổi và rất ít khi xóa ý kiến của ai. Tuy nhiên, lần này do vấn đề tôi đặt ra có lẽ nhiều người quan tâm, nên thỉnh thoảng lại có những nhận xét nóng nảy, mang tính đả phá thiếu xây dựng, và đôi khi đụng vào một vài vấn đề nhạy cảm mà tôi không đủ sức để lường trước đến đâu là có thể chấp nhận và đến đâu là quá giới hạn, có thể gây phiền phức cho chủ blog.


Vì biết mình không đủ sức phán đoán (và thực ra cũng không có đủ thời gian để đọc kỹ và lọc) nên tôi sẽ ngưng những trao đổi về bài viết này. Mọi trao đổi mới sẽ không được đăng lên nữa. Rất xin lỗi các bạn, và một lần nữa cám ơn các bạn đã ghé nhà, đọc và trao đổi nhiều ý kiến với những thông tin đa chiều thú vị.

---------------
Hôm nay là ngày 2/9, một ngày lễ mà tất cả mọi người đều được nghỉ - public holiday như trong tiếng Anh người ta vẫn nói.

Ngày 2/9 được Việt Nam chọn làm ngày quốc khánh, còn gọi là ngày "tết độc lập". Một ngày lễ lớn, đánh dấu ngày VN dành lại độc lập từ thực dân Pháp. Một ngày đáng để mọi người dân VN tự hào, và mừng vui. Nghe trên TV, thỉnh thoảng lại thấy có ai đó dùng từ "vỡ òa cảm xúc", một kiểu nói thường bị chê là sáo rỗng,  là "cliché" tức là nói theo công thức (xem định nghĩa cliché ở đây: http://grammar.about.com/od/c/g/clicheterm.htm).

Kể ra, một ngày lễ có ý nghĩa lớn lao như hôm nay thì nếu có ai nói "vỡ òa cảm xúc" có lẽ cũng không phải là giả tạo, sáo ngữ gi cho lắm. Một dân tộc nhỏ bé, một đất nước nông nghiệp lạc hậu, mà chỉ cần dựa vào một chủ thuyết "bách chiến bách thắng (là chủ nghĩa Mác-Lênin) là đã đánh đuổi được 3 tên đế quốc sừng sỏ" - chúng ta vẫn thường tự hào như thế. Niềm vui, niềm tự hào đó tôi tin là có thật, chân thành và sâu sắc.

Niềm tự hào đó trong kéo dài trong rất nhiều năm và được người VN nhắc lại ở mọi lúc, mọi nơi. Cho đến một ngày kia, một vị lãnh đạo nào đó khi thăm Thái Lan, hình như thế, đã phát biểu đại ý như câu tôi trích ở trên, thì được đáp bằng một câu khiến bất cứ người nghe nào trong hoàn cảnh tương tự cũng sẽ cảm thấy lúng túng.

Câu trả lời của Thái Lan lúc ấy đại khái là như thế này (not verbatim): "Phần chúng tôi, chúng tôi tự hào vì đã không phải tốn xương máu để đánh đuổi tên đế quốc nào cả." Một câu nói theo tôi là cực hay, thật nhẹ nhàng mà làm thay đổi hẳn cách suy nghĩ của người VN về cách thức làm thế nào để đưa đất nước tiến lên mà tốn ít công sức, thời gian và xương máu nhất.

Lẩn thẩn, tôi lên mạng gõ cụm từ "cái giá/ chi phí của nền độc lập", gõ bằng tiếng Anh (the cost/ price of independence"), để tìm hiểu xem các nước khác đã phải trả giá hoặc chấp nhận trả giá ra sao cho nền độc lập của mình. Trước hết là Thái Lan, đất nước mà những người lãnh đạo đã khôn ngoan tránh được những cuộc chiến tranh đẫm máu mà vẫn có được độc lập.

Khi tìm Thailand's independence day, tôi nhận được câu trả lời như sau:

Thailand doesn't actually have an independence day, as it's the only country in Southeast Asia that was never colonized by the Europeans. At the moment its national day is December 5, which is the birthday of the current king.

Thái Lan thực ra không có ngày độc lập vì đó là quốc gia duy nhất ở ĐNÁ không phải trở thành thuộc địa của bất cứ quốc gia phương Tây nào. Hiện nay, ngày quốc khánh của Thái Lan là ngày 5/12, đó là ngày sinh nhật của vị vua hiện tại.

(Nguồn: http://www.ask.com/question/when-is-thailand-independence-day)

Nhưng làm sao họ có thể tránh được số phận bị phương Tây đô hộ nhỉ? Đây là câu trả lời của wikipedia:

Despite European pressure, Thailand is the only Southeast Asian nation that has never been colonized.[22] This has been ascribed to the long succession of able rulers in the past four centuries who exploited the rivalry and tension between French Indochina and the British Empire. As a result, the country remained a buffer state between parts of Southeast Asia that were colonized by the two colonizing powers, Great Britain and France. Western influence nevertheless led to many reforms in the 19th century and major concessions, most notably being the loss of a large territory on the east side of the Mekong to the French and the step-by-step absorption by Britain of the Malay Peninsula.

Xin dịch phần in đậm:

Lý giải điều này, người ta cho rằng đó là nhờ vào (một chuỗi) các nhà lãnh đạo có năng lực đã tận dụng sự cạnh tranh và căng thẳng giữa Đông Dương thuộc Pháp và Đế quốc Anh. Vì vậy, đất nước này đã trở thành một quốc gia đệm giữa các vùng của ĐNÁ vốn đang bị cai trị bởi hai lực lượng thực dân lớn là Pháp và Anh. 

Một quốc gia khác trong khu vực là Malaysia cũng bị thực dân đô hộ, nhưng không phải là thực dân Pháp như VN mà là thực dân Anh. Nhắc đến điều này, tôi chợt nhớ  đã nghe một người thầy cũ - giờ đã quá cố, đó là GS LVD của ĐH Văn khoa cũ - nói rằng tất cả các nước cựu thuộc địa Anh đều có được sự phát triển tốt hơn cựu thuộc địa Pháp. Một nhận xét nghe chừng thiên vị nhưng không phải là không thuyết phục. Ví dụ mà thầy tôi đưa ra là Singapore, Malaysia, và cả Hồng Kông nữa, một hòn đảo nhỏ xíu đã được Anh trao trả về cho TQ vào năm 1997 và hiện nay vẫn có trình độ phát triển hơn hẳn nhiều quốc gia khác trong khu vực, với các trường đại học nằm trong danh sách hàng đầu châu Á.

Một điều đáng chú ý khác là, theo wikipedia tiếng Việt, thì ở Malaysia đã từng có Đảng CS Malaysia nổi lên chống lại sự cai trị của thực dân Anh, tạo nên một cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 1948 đến tận năm 1960. Tuy nhiên, thật may mắn cho Malaysia là sau đó thì Anh đã trao trả lại độc lập cho Khối thịnh vượng chung vào ngày 31/8/1957, và nền độc lập của Malaysia đã được xây dựng từ đó, để ngày nay có được một Malaysia thịnh vượng nhất ĐNÁ nếu không kể đến Singapore hoặc Brunei là những đảo quốc bé tí ti, dễ quản lý, riêng Brunei lại còn có rất nhiều dầu mỏ. Thông tin về Malaysia có thể đọc ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia

Đọc vào lịch sử hai quốc gia gần gũi chúng ta trong khu vực ĐNÁ thì thấy quả thật họ quá may mắn. Thái Lan thì có được vị trí địa lý nằm ở vùng đệm giữa 2 khu vực bị đô hộ của 2 thế lực sừng sỏ, lại còn có các vị lãnh đạo sáng suốt, nên dân chúng Thái Lan hiện nay vẫn có vua và vẫn rất tôn sùng hoàng gia. Không giống như dân Việt, đã "vùng lên lật đổ chế độ phong kiến thối nát, nhu nhược dưới dự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của ĐCSVN", với sức mạnh long trời lở đất và sát khí đằng đằng, khiến cho đầu rơi máu đổ thây ma chất đầy đường, như trong bài quốc ca mà chúng ta nghe quen nhưng những người ngoại quốc khi nghe lần đầu thì thấy thật là khủng khiếp: "Đường vinh quang xây xác quân thù" (thực ra đâu chỉ là xác quân thù, vì còn cả rất nhiều xác quân sĩ và nhân dân VN nữa chứ).

Cũng vậy, Malaysia thì vì bị (được?) Anh đô hộ và đã học được cách tổ chức xã hội và bộ máy chính quyền của Anh, nên khi được trao trả độc lập thì họ đã có thể tiếp tục xây dựng trên nền những gì có sẵn, tất nhiên thời gian đầu cũng khá khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần dân chủ, cải lương kiểu Anh chứ không triệt để cách mạng như những người CS, họ đã cùng nhau ngồi lại bàn bạc để tìm ra con đường để phát triển đất nước. Và họ đã không chọn con đường cộng sản như một vài quốc gia thời ấy, mà chọn con đường phát triển theo kiểu phương Tây, để tạo ra một Malaysia ngày nay mà chúng ta đã biết.

Nhưng lịch sử là lịch sử,và địa chính trị là địa chính trị, những chuyện đã qua thì đã qua, vị trí địa lý của đất nước thì thời nay không thể thay đổi được nữa (thời xưa thì còn có thể đi đánh chiếm, hoặc đi khai phá những vùng bỏ hoang ...). Nên có bàn bạc về việc thời đó có lẽ cũng vô ích. Vấn đề tôi muốn đặt ra là không hiểu thời nay người ta có chấp nhận trả một cái giá cao như VN đã từng trả - và vẫn còn phải trả đến tận ngày nay - để có được độc lập không nhỉ?

Câu hỏi tưởng chừng không bao giờ có thể trả lời được, chỉ đặt ra để suy nghĩ mà chơi. Nhưng thật may mắn đến không ngờ, tôi tìm được bài viết quá thú vị được đăng cách đây hơn một năm trên tờ Economist, bàn về cái giá của nền độc lập của Tô Cách Lan (Scotland), nếu có. Bài viết ở đây: http://www.economist.com/node/21552564.

Để hiểu bài viết trên thì phải hiểu chút chút về bối cảnh của Tô Cách Lan. Vì vậy, tôi xin cắt ngang ở đây để giới thiệu vắn tắt về đất nước này. Đây là một quốc gia thuộc liên hiệp Anh, vốn đã là một vương quốc độc lập đến tận đầu thế kỷ 18 thì tham gia vào một liên hiệp chính trị với nước Anh để tạo ra Vương quốc Anh ngày nay. Theo wikipedia, Scotland hiện nay vẫn có một hệ thống pháp lý riêng, và khi tôi thăm nước này trong một chuyến đi được Hội đồng Anh tài trợ vào khoảng năm 2006, 2007 gì đó thì đã biết rằng hệ thống giáo dục đại học của Scotland cũng hoàn toàn khác với Anh cũng như xứ Wales và Bắc Ireland. Như vậy, Scotland tuy đã gia nhập UK nhưng vẫn giữ được sự độc lập tương đối, tuy họ không còn tư cách một quốc gia độc lập, và không được quyền có đại diện trong Liên hiệp quốc.

Việc tham gia vào UK cách đây hơn 300 năm chẳng rõ có lấy ý kiến của nhân dân Tô Cách Lan hay không, nhưng chắc chắn là đã được quyết bởi những người lãnh đạo thời ấy, có thể là để đạt được một cái lợi gì đó, hoặc cho riêng giới lãnh đạo hoặc cho đất nước (điều này nếu muốn biết thì phải tìm hiểu thêm). Tuy đã tham gia UK nhưng chắc chắn họ không muốn mất bản sắc, và vẫn giữ sự độc lập về một số mặt, như đoạn mô tả sau đây của wikipedia tiếng Việt (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Scotland):

Sự độc lập liên tục về luật-pháp, hệ thống giáo dục và Giáo hội Scotland là ba nền tảng góp phần gìn giữ văn hoá và nét đặc trưng dân tộc Scotland kể từ khi gia nhập Vương quốc Anh (Kingdom of Great Britain).

Như vậy có nghĩa là dù đã chấp nhận ở trong môt liên hiệp chính trị với một nước mạnh hơn trong suốt một thời gian 3 thế kỷ nay, và vì thế phải chịu số phận lép vế hơn, nhưng độc lập dân tộc vẫn rất quan trọng đối với người Scotland, và thỉnh thoảng vấn đề dành lại độc lập vẫn được đặt ra. Cụ thể, một số đảng phái chính trị và các nhóm dân sự khác đã nhiều lần vận động để tách Scotland ra khỏi UK để trở lại thành một quốc gia độc lập như nó đã từng tồn tại hơn 3 thế kỷ trước. Tất nhiên, một việc như thế sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, người thì muốn độc lập, người lại muốn ổn định, chẳng thà chấp nhận những gì đang có, còn hơn là phiêu lưu vào một tương lai nghe thì hay nhưng chưa biết ra sao. Và vấn đề quan trọng nhất đang được đặt ra cho toàn dân Scotland là: Dành độc lập với giá nào? Đó chính là nội dung của một cuộc trưng cầu dân ý dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2014 tới đây. Thông tin có thể đọc thêm ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Scottish_independence.

Độc lập, nhưng với giá nào, đó là nội dung chính của bài báo mà tôi đã nêu ở trên. Bài báo nhắc đến và phân tích kết quả của một đợt khảo sát ý kiến người dân vào năm 2012 về việc có nên phá vỡ một cuộc hôn nhân đã kéo dài 300 năm qua và đã đạt những kết quả tương đối tốt đẹp hay không (dù tất nhiên cuộc hôn nhân ấy vẫn không thể tránh được những khác biệt về quan điểm với những va chạm lớn nhỏ trong quá khứ).

Xin đọc kết quả của đợt khảo sát ấy dưới đây:

The political and cultural issues around independence are hotly debated. Yet fittingly, in the birthplace of Adam Smith economic arguments seem to weigh heaviest. Opinion polls suggest that they will determine whether or not Scots go for independence. One poll found that just 21% of Scots would favour independence if it would leave them £500 ($795) a year worse off, and only 24% would vote to stay in the union even if they would be less well off sticking with Britain. Almost everyone else would vote for independence if it brought in roughly enough money to buy a new iPad, and against it if not.

Dịch thoát:

Những vấn đề chính trị và văn hóa liên quan đến nền độc lập của một quốc gia luôn tạo ra những cuộc tranh luận nóng hổi. Nhưng thật thú vị là ở quê hương của Adam Smith [Adam Smith, một nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới, vốn là người Tô Cách Lan - chú thích của tôi] thì những tranh luận về kinh tế mới thực sự có trọng lượng.  Một khảo sát gần đây cho thấy chỉ có 21% người Scots được khảo sát là chấp nhận độc lập ngay cả nếu như điều ấy àm thu nhập của họ giảm đi 500 bảng Anh một năm (khoảng 795 USD), và cũng chỉ 24% chấp nhận ở lại trong liên hiệp dù họ có bị thiệt hại đôi chút vì cứ phải dính với nước Anh. Hầu như tất cả mọi người khác cho biết sẽ ủng hộ độc lập nếu nền độc lập ấy mang lại cho họ một số tiền tương đương với tiền mua một cái iPad mới, còn nếu không được như thế thì họ sẽ không cần độc lập. [!!!!]

Ngạc nhiên quá, nghe cứ như chuyện cười, phải không các bạn? Đấy cũng là suy nghĩ của ông xã tôi khi tôi kể những điều này; ông ấy bảo: Ai chẳng biết người Tô Cách Lan là kỹ tính, nói nôm na là keo kiệt, đến nỗi ta có một lô một lốc những truyện cười về sự keo kiệt của Tô Cách Lan, tương tự truyện cười Gabrovo ấy.

Nhưng không ạ, đây không phải là chuyện vui cười, mà là một bài bình luận nghiêm túc trên một tờ báo nghiêm túc. Các bạn có thể đọc toàn bài báo để thấy sự nghiêm túc ấy. Chẳng qua là người dân Scotland là những người nặng tính lý trí nên không để cho những cảm xúc bồng bột về sự tự hào dân tộc vv lôi mình vào những cuộc phiêu lưu bất định. Số phận các quốc gia châu Âu trong tình hình kinh tế hiện nay hoàn toàn không phải là dễ dàng, mặc dù vẫn có những quốc gia nhỏ như Thụy Điển chỉ vài triệu dân nhưng rất mạnh, và là một mô hình hấp dẫn mà những người ủng hộ nền độc lập của Tô Cách Lan đang mơ ước.

Nhưng mơ ước chỉ là mơ ước, còn thực tế có làm được hay không thì lại là một chuyện khác. Vì sẽ thật đáng buồn nếu sau khi tách ra thành một quốc gia độc lập thì Scotland bị rơi vào khủng hoảng như một vài quốc gia châu Âu trong thời gian vừa qua. Nên mới có chuyện phải bàn bạc kỹ, phải trưng cầu dân ý, và mới có chuyện cho tờ Economist đem ra bàn bạc dưới góc độ kinh tế.

Tất nhiên, nền độc lập không chỉ là chuyện kinh tế, mà còn là chuyện chính trị và văn hóa,  vốn cũng là những yếu tố quan trọng trong đời sống của một quốc gia. Nhưng một khi đã lựa chọn thay đổi thì vẫn cứ phải tính toán đến rủi ro, chứ không thể tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp cả. Nhưng chấp nhận rủi ro đến đâu, đó là điều cần bàn bạc, và toàn dân cần được biết. Như trong đoạn kết luận  sau đây của bài báo:

If Scots really want independence for political or cultural reasons, they should go for it. National pride is impossible to price. But if they vote for independence they should do so in the knowledge that their country could end up as one of Europe's vulnerable, marginal economies.

Tạm dịch:

Nếu người Scots thực sự muốn có độc lập vì những lý do chính trị hay văn hóa, thì họ nên tiếp tục. Không thể đưa ra một cái giá cho niềm tự hào dân tộc. Nhưng nếu họ chọn độc lập thì họ cũng cần phải làm điều này với tất cả sự hiểu biết rằng đất nước mình có thể rơi vào tình trạng tương tự như một số nền kinh tế nhỏ bấp bênh.

Chỉ khoảng hơn một năm nữa thôi là chúng ta sẽ biết được người Tô Cách Lan sẽ chọn cái gì, sự ổn định về kinh tế hay nền độc lập bằng mọi giá, hoặc độc lập với một cái giá cố định nào đó. Còn VN thì từ cách đây 68 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình của ĐCSVN chúng ta đã dành độc lập bằng mọi giá, để rồi bây giờ  mới có một số người ngộ ra rằng cái giá của chúng ta có lẽ quá cao. Không kể biết bao nhiêu máu xương, riêng về thu nhập thì chúng ta đã thua Thái Lan không chỉ 500 bảng Anh một năm như trong câu hỏi khảo sát dành cho người Tô Cách Lan trong bài báo nói trên, mà là rất nhiều lần con số đó, và điều đó đã kéo dài nhiều năm nay mà chưa ai biết đến bao giờ khoảng cách thu nhập mới được san bằng. Mà đó mới chỉ là Thái Lan, chứ không phải là Malaysia hay Singapore, những nước thậm chí còn nghèo và lạc hậu hơn VNCH thời trước 1975. Một điều mà tôi tin chắc rằng hiện nay khi nghĩ đến thì không người Việt nào có thể vui hay tự hào gì được.

Nên hôm nay, vào ngày 2/9, ngày cả nước đang tưng bừng chào mừng ngày độc lập, tôi bỗng có một thắc mắc: Nếu cách đây 68 năm chúng ta bớt cảm tính, bớt sôi máu sùng sục để lật đổ thực dân bằng mọi giá, mà biết giữ cái đầu lạnh để tính toán một chút, và bình tĩnh bàn bạc với nhau, xem xét kinh nghiệm thế giới và đưa ra những lựa chọn cho người dân trong một cuộc trưng cầu dân ý để lấy ý kiến toàn dân về cái giá của nền độc lập - theo kiểu hội nghị Diên Hồng thời xưa  - thì không hiểu người Việt Nam đã chấp nhận độc lập và thống nhất với một cái giá như thế nào nhỉ? Chắc là người Việt đầy tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, lại thiên về cảm tính thì không "keo kiệt" tính toán như dân Tô Cách Lan rồi, nhưng liệu chúng ta có chấp nhận cái giá quá cao như chúng ta đã trả hay không? Và để đạt được cái gì kia chứ?

Sẽ không có câu trả lời, vì việc gì đã xảy ra rồi thì không thể thay đổi được nữa. Nhưng người ta học Sử là để biết hành xử cho đúng trong tương lai. Vậy thì, liệu VN hiện nay có đang đứng trước những lựa chọn quan trọng hay không, và chúng ta có nên một khi đã chọn một con đường nào đó thì phải luôn kiên định và theo đuổi bằng mọi giá hay không, câu trả lời xin để dành cho những người có thẩm quyền quyết định.

Lâu nay tôi bận quá, lại vừa đi công tác xa, nên không viết lách gì. Hôm nay mới đi công tác về, cuối tuần nhận được bài viết này của anh HAD người bạn văn chương của tôi, chợt nhớ là đang vào mùa trung thu. Bài viết nhắc nhớ đến những kỷ niệm cũ của thời, thơ ấu của tôi và những người cùng thời với tôi, những 5x, 6x. Riêng tôi, tôi thích nhất mấy câu kết của bài viết, đặc biệt là câu cuối cùng: "Vâng gió yêu quê hương nên gió chỉ bay trên trời nước Nam. Còn người yêu quê hương bay đi đâu trong những đêm trăng về tháng tám ?"
 
Đăng lên đây để chia sẻ với các bạn, và cám ơn anh HAD về bài viết thú vị.
-----------

1. TÙNG DINH DINH CẮC TÙNG DINH DINH ?


Theo những mùa qua ai mà không biết mình thêm tuổi, thế nhưng làm như ít ai biết mùa đã đi qua thì không còn là chính chúng nữa. Xuân, hạ, thu, đông năm nào cũng về, nhưng đó không còn là mùa cũ. Chúng đã đi rồi ! Vâng chúng đã đi rồi, nhưng mà đi đâu ? Xin thưa những mùa xưa đã đi vào trong ký ức và tâm hồn của chúng ta. Còn đối với riêng tôi, tôi thấy thương nhớ nhất những mùa, không phải những mùa bình thường, mà là những mùa trăng cũ. Có lẽ vì những mùa trăng cũ gắn bó mật thiết với tuổi thơ tôi, với những bài hát Trung Thu, những chiếc bánh, chiếc lồng đèn và tiếng trống ếch chăng ?

Nhạc sĩ Vân Thanh, với bài Rước Đèn Tháng Tám, qua tiếng đàn Mandoline réo rắt và lời ca của thiếu nhi trên sóng phát thanh thuở ấy, đã đem đến cho đời, những tiếng trống hết sức lạ lùng, không phải là thùng thùng, hay tùng tùng, hay cắc cắc tùng tùng ….mà là : tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh … Tôi không biết tại sao như vậy nữa , những người trong thế hệ chúng tôi cũng không biết tại sao như vậy nữa. Chẳng có từ điển nào ở Việt Nam ghi những từ đó vào cả. Nhưng có một điều chắc chắn là chúng tôi thấy yêu những tiếng trống lạ lùng đó, tiếng trống của những mùa trăng cũ quê hương : 

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Em rước đèn này đến cung trăng
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh
Em rước đèn mừng đón chị Hằng


Người ta đã phân tích, đã bình luận rất nhiều về bản nhạc này , nhưng theo tôi, người ta đã quên không nói tới cụm âm thanh Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh …một sáng tạo của nhạc sĩ Vân Thanh. Nhiều người Việt xa xứ khi nghe lại giai điệu bài này, khi nghe  xa xa  tiếng tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh …là đã khóc.

Vâng chỉ biết khóc thôi. Cám ơn nhạc sĩ Vân Thanh.

2. TRÊN TRỜI NƯỚC NAM

Tôi cũng không thể nào quên được bài Thằng Cuội của nhạc sĩ Lê Thương.Bản nhạc này đúng là một tuyệt phẩm về tết Trung Thu ! Văn chương Việt Nam có ba  “ thằng ” : thằng Mõ, thằng Bờm, Thằng Cuội thì thằng Cuội là “ thằng ”dễ thương hơn cả. Hồi đó bọn trẻ chúng tôi cũng chả biết vì duyên cớ gì mà “ thằng Cuội ” lại bay tuốt lên cung tăng như vậy.  Nhưng chả ai buồn đi tìm câu trả lời cả. Tụi tôi vẫn gọi Cuội là “ thằng  Cuội ”,  và nhạc sĩ Lê Thương thậm chí còn gọi là “ thằng Cuội già ” nữa kia đấy. Thẳng ( âm người Nam bộ, như ổng, bả, chỉ … vậy- NV) là người Việt chắc cú luôn ! Tụi tôi thấy thân với “ thằng ” này vô cùng.  Làm như là cùng trang lứa vậy.  Làm gì có chuyện bất kính - như một vài bài viết sau này đề cập, họ không đồng ý  gọi là “ thằng Cuội già , họ cho rằng  đó là vấn đề văn hóa nên cần sửa lại cho đúng : chàng Cuội già !

Nhưng Lê Thương không sai ! Tại sao vậy ? Điều này về sau khi đọc tích Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai thì chúng tôi mới biết điều mà cụ Tản Đà bình cảm thán là : nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai. Buồn là đúng thôi bởi khi hai chàng về tới làng mới biết rằng mình xa trần gian đã 400 năm, mặc dù mới ở tiên cảnh có 2 năm ! Nghĩa là 1 năm ở trển ( ! ) bằng 200 năm dưới trần ! Thế nhưng nhiều người còn không chịu, dựa theo thuyết tương đối của Albert Einstein, bằng những tính toán phức tạp có trời mới biết, họ tính ra rằng : 1 ngày ở thượng giới bằng 100 năm ở chốn trần gian. Do đó nếu trần gian đi qua 3 ngàn năm thì trên kia Cuội mới chỉ già thêm có hơn 1 tháng. Cũng có nghĩa là trần gian phải  đi qua 36 ngàn năm thì trên kia Cuội mới già thêm 1 tuổi !  Thành ra Cuội trẻ mà hóa ra già, già mà hóa ra trẻ. Vậy thì gọi Cuội là “ thằng Cuội ” hay “ thằng Cuội già ” có gì là sai ? 

Già là già tương đối thôi. Với lại “ thằng Cuội ” là thuộc về thế giới trẻ thơ, người lớn dây dưa vào làm gì cho rách việc? Còn nếu như phải sửa chữa theo ý mấy nhà đó  thì sửa làm sao : cậu, chú, bác, ông, anh hay em đây ? Bỏ vô nghe trật nhạc xa lắc, do đó có người đề nghị là chàng, chàng Cuội già ! Đúng nhạc rồi nhưng nói thiệt : có cái gì đó chưa ổn, có cái gì đó đổ vỡ …

Chúng ta hãy nghe lại tuyệt phẩm đó : 

Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ 

Lặng yên ta nói Cuội nghe:
”Ở cung trăng mãi làm chi”
Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già ôm một mối mơ 


Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước Nam
Lặng nghe trăng gió bảo nhau:
”Chị kia quê quán ở đâu”
Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước Nam

Các con dế mèn
Suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
Đền công cho dế nỉ non,
Trời cho sao chiếu ngàn muôn
Các con dế mèn
Suốt trong đêm khuya
Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ

Sáng rơi xuống đồi
Sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
Cùng trông ánh sáng cười vui
Chị em ta hãy đùa chơi
Sáng rơi xuống đồi
Sáng leo lên cây
Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây

Các em thích cười
Muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
Mười lăm tháng Tám trời cho
Một ông trăng sáng thật to
Các em thích cười
Muốn lên cung trăng
Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang …


Bài hát này đâu phải chỉ nhi đồng, mà ngay cả người lớn cũng mê. Những bài viết, nhận định chung quanh bài hát này và Lê Thương là rất nhiều, nhưng riêng tôi, điều cao cả nhất, vĩ đại nhất, là lời hát hay nhất mà Lê Thương để lại cho người Việt khắp bốn phương trời là đoạn nói về gió :

Gió không có nhà
Gió bay muôn phương
Biền biệt chẳng ngừng
Trên trời nước Nam


Vâng gió yêu quê hương nên gió chỉ bay trên trời nước Nam. Còn người yêu quê hương bay đi đâu trong những đêm trăng về tháng tám ?

HOÀNG ANH DŨNG

8/2013

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.