tháng 3 2013

Blog này chuyên cung cấp các tài liệu miễn phí cho các bạn cần. Hãy click vào baner quảng cáo để ủng hộ mình nhé !

Câu chuyện "hiếp pháp" bắt đầu với một lỗi chính tả trên báo Tiền Phong. Báo giấy hẳn hoi, in ra và phát hành trên toàn quốc, nhiều người mua về đọc và phát hiện, dư luận râm ran trên mạng, đến nỗi lọt được vào sự chú ý của một người bận tối mắt tối mũi như tôi (vì làm 2, 3 jobs để kiếm tiền về hưu sau mấy chục năm làm trong khu vực công, thoắt một cái gần đến ngày về hưu mới tỉnh ngộ rằng lương hưu của một giảng viên có bằng tiến sĩ và hơn 30 năm thâm niên giảng dạy như tôi chắc cũng được đâu khoảng 4, 5 triệu, hu hu hu!)

Tưởng mọi chuyện chỉ có thế, ai dè vài ngày sau tôi lại thấy vài ý kiến trên mạng rằng từ "hiếp pháp" không chỉ có ở trên tờ Tiền Phong (báo giấy) mà ở vài chỗ khác trên mạng. Không để ý, vì "hiếp pháp" chỉ là một từ sai chính tả, thật vớ vẩn và mặc dù hơi ... nhạy cảm vào thời điểm này, nhưng thực ra chẳng có chuyện gì đáng quan tâm cả. Chỉ là việc bàn tán rỗi hơi của những kẻ "không thân thiện" với nhà nước Việt Nam đây mà, tôi nghĩ thế.

Nhưng đến hôm qua thì một người bạn đang học ở nước ngoài báo cho tôi biết rằng, lạ quá, mấy trang web của các cơ quan lớn như trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Công đoàn Việt Nam, của Đài Phát thanh VN vv cũng đều đòi hiếp pháp cả! Thấy lạ, buổi tối tôi ngồi lọ mọ gõ máy tính vào google tìm mấy trang được nhắc đến ở trên, và trời ơi, đều đúng cả. Buồn cười hơn nữa là khi gõ tìm từ "hiếp pháp" trên google, tôi tìm thấy đến 650 ngàn đường dẫn, và không kể những bài viết chế diễu chính cái cụm từ "hiếp pháp" này, thì tôi tìm được rất nhiều trang web của các cơ quan chính quyền, các ngành các sở, các trường đại học, các cơ quan truyền thông vv bị dính cái từ hiếp pháp này. Nhiều kinh khủng, thật là lạ lắm lắm!

Vừa ngưng chat với người bạn này thì lại một người bạn khác trong nước nhảy vào chat tiếp, cũng đúng việc này. Và câu hỏi cả hai bên cùng đặt ra là: cần hiểu sự "hiếp pháp" đại trả trên diện rộng này như thế nào đây? Anh bạn tôi nói, hay nó là vấn đề tâm lý, bị tự kỷ ám thị nên suy nghĩ như thế nào đó rồi cứ thể mà thể hiện ra. Còn tôi thì nói, chắc không phải thế đâu, mà có thể là hacker đấy, vì nó lan ra khắp nơi và xuất hiện ở cả những tin cách đây rất lâu rồi, nếu không kể trường hợp là có ai đó đã lặng lẽ mò lên chính những tin tức cũ của cơ quan mình rồi âm thầm sửa lại (gõ bằng tay). Nhưng nói gì thì nói, dù là lý do nào thì đây cũng là một vụ khá lạ, cần tìm hiểu kỹ hơn.

Chat qua chat lại một hồi, tôi và anh bạn ấy bảo nhau: thôi hãy tạm gác lại ở đây, mai theo dõi tiếp xem sao nhé. Và đó là lý do tại sao có entry này ngày hôm nay.

Vậy hôm nay thì sao? À, khi lên google để search từ "hiếp pháp" vào sáng nay, tôi chỉ còn tìm được 603 ngàn đường dẫn, tức sau một đêm giảm đi 47 ngàn đường dẫn, khá quá đi chứ. Như vậy liệu tôi có thể nói rằng nhà nước có ý thức về sự cố này và đang tìm cách sửa chữa không .nhỉ? Vì số lượng "hiếp pháp" đã giảm đi đáng kể Quan trọng hơn, nếu tối qua một vài cơ quan rất quan trọng như Công đoàn Việt Nam hay Đài Phát thanh VN (VOV) thì tuy đường dẫn vẫn ghi là "Hiếp pháp" nhưng khi click để đi vào trong thì không còn lỗi nào nữa (well, cũng có thể là tôi không nhìn kỹ).

Nhưng dù sao thì 603 ngàn "hiếp pháp" vẫn còn là một con số rất lớn. Mà quan trọng hơn, từ này vẫn còn tồn tại ở nhiều trang web rất quan trọng, well, quan trọng đến nhạy cảm. Để tôi dẫn ra đây một số nhé:


1. Trang web của Sở Xây dựng Vĩnh Long, http://www.sxd.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=36&categoryid=33&itemid=297, "Thành lập tổ thi hành Hiếp pháp", tin từ ngày 22/12/2011. Hình dưới đây.

2. Trang web của Thành phố Hạ Long, http://halongcity.gov.vn/pages/chitietthongbao.aspx?announcementId=d47536f2-ea46-4cc7-82a5-917bb7781014, "Dự thảo Hiếp pháp nước CHXHCN Việt Nam", hình đây:
3. Trung tâm ĐH Pháp thuộc ĐH QG-HCM, http://pufhcm.edu.vn/, "Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp", hình đây:


4. Những cơ quan khác: nhiều lắm, chỉ kể sơ sơ vài cơ quan như Hội đồng nhân dân Cà Mau (http://hdnd.camau.gov.vn/details.php?id=600&page=5), Đài Truyền hình Khánh Hòa (http://ktv.org.vn/web/ktv/truyen-hinh/phap-luat/-/asset_publisher/PG4x/content/cm-dien-%C4%91an-cu-tri%3A-gop-y-du-thao-sua-%C4%91oi-hiep-phap-nam-1992/10157;jsessionid=6DA75106C0116D9FB201281E3B969688.worker2), ĐH Sư phạm Thái Nguyên (!!!) (Bộ Tư pháp (!!!) (http://www.moj.gov.vn/hienphap1992/News/Lists/tintuchoatdong/View_Detail.aspx?ItemID=5332),  Sở tư pháp Bình Định (http://stp.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=683:hnd-tnh-binh-nh-t-chc-hi-ngh-chuyen-gop-y-d-tho-sa-i-hip-phap-nm-1992-va-d-tho-lut-t-ai-sa-i&catid=91:tin-ni-bt&Itemid=157), vv và vv. Nhiều lắm ạ!!! Hình chụp lại màn hình của một số trang có từ Hiếp pháp ở dưới:






Thật là lạ, phải không các bạn? Mà lạ hơn nữa là chỉ có lề trái là la lên, còn lề phải không thấy nói gì. Nhưng không nói gì sao được? Vì bọn "không thân thiện" với nhà nước ta chỉ chờ có thế để la lên, nói rằng đúng là nhà nước VN đã thừa nhận Hiến pháp chính là Hiếp pháp (cưỡng hiếp, tức ép buộc) rồi nên mới viết thế, mà viết khắp nơi kìa! Mà, tại sao lại như thế nhỉ, điều này rất đáng quan tâm lắm chứ? Nếu là hacker thì sao, nó vào tận trang web của các cơ quan nhà nước như thế thì nguy quá!

Nhưng cũng có thể đó chỉ là một trò đùa dai của ai đấy thôi nhỉ? Ừ, cứ nghĩ như thế cho nó nhẹ nhõm cũng được. Tôi chợt nhớ đã đọc được status trên facebook của một người bạn nào đó, rằng, thôi mà, VN đừng hiếp Pháp nữa! Dù Pháp đã từng đô hộ ta 80 năm, nhưng Pháp cũng có quan hệ tốt với VN lâu nay và hiện nay thậm chí rất tốt nữa. Hiếp Pháp mãi làm gì, tội lắm!

Ừ, thôi đi nhé! Sao lại đi hiếp (nước) Pháp lung tung, tùm lum khắp nơi như thế này, chẳng ra cái thể thống gì cả! Xấu hổ lắm, Việt Nam ơi!

Khuyến mãi: các bạn đọc ở đây và cười này! http://docdecuoi.blogspot.com/2013/03/bo-ngoai-giao-phap-vua-phan-oi-viet-nam.html

Hôm nay là ngày Chủ nhật Phục Sinh, Easter Sunday. Một ngày lễ quan trọng nhất trong năm của những người theo đạo Công giáo (nói chung là đạo Thiên Chúa, gồm cả Tin Lành và Chính thống giáo nữa chứ không chỉ là người Công giáo). Một ngày mà cách đây gần 2000 năm, những môn đồ của Chúa Giê Su (Jesus) sau những ngày đau khổ tuyệt vọng vì thầy mình đã bị giết, nay mừng vui òa vỡ khi thầy sống lại và lên trời. Một ngày của đức tin, của niềm vui, của sự bình an và hy vọng.

Mà trời cũng chiều người, sáng nay trời đẹp quá. Chẳng nắng, chẳng mưa, chỉ râm râm mát, đúng là cầu được ước thấy mà: "Lạy trời chẳng nắng đừng mưa/Cứ râm râm mát cho vừa lòng ai" (mà tôi hay thích đổi ra thành "cứ râm râm mát cho vừa nhớ thương", cho nó ... lãng mạn chứ nhỉ, why not?)

Vào một ngày như thế thì rõ ràng là cảm hứng, thi hứng, nhạc hứng (!), và lung tung hứng của tôi sẽ trỗi lên ào ạt. Từ sáng đến giờ tôi nghe nhạc đời (nghe Khánh Ly trước năm 75 và kinh ngạc về giọng hát khỏe khoắn và âm vực rộng mênh mang của bà), đọc blog của bạn bè, và nghe nhạc đạo - bài Kinh Hòa bình, mà tôi cho là bản nhạc đạo hay nhất của người Công giáo VN, và có ai đó đã nói rằng nó cũng là bản nhạc tóm tắt đầy đủ nhất tinh thần Công giáo, đó là tình yêu con người và sự bao dung tha thứ đối với những lầm lỗi của kiếp người, của người khác và cả của chính mình nữa.

Ai chưa biết bài hát ấy thì xin nghe ở đây, do ca đoàn Thạch Đà, một xứ đạo nghèo ở Gò Vấp gần nhà tôi ngày trước; các ca sĩ nghiệp dư trong ca đoàn Thạch Đà ăn mặc trông hơi ... quê quê, rõ là xứ đạo của một quận ven đô, nhưng trong số những clip ghi hình/ghi âm bài hát này có trên youtube, tôi lại thích clip này nhất vì sự chân thành của nó: https://www.youtube.com/watch?v=shkl9TXRf7E)

Rồi lại còn... học về thơ Đường nữa chứ, yes, tôi già như thế này rồi mà vẫn còn phải học các bạn ạ, vì một người bạn "văn nghệ" của tôi thấy tôi thích thơ nhưng lâu lâu lại có những phát biểu ... mất căn bản quá nên đã âm thầm gửi cho tôi mấy bài viết nhập môn về thơ Đường và khuyên tôi nên đọc, hic hic hic.

Và, vì tôi là tôi, một người rõ là thiếu focus, nên tôi cũng cùng một lúc start 3, 4 blog entry khác nhau. Một entry viết tiếp về vụ Hiếp pháp, vì tối hôm qua một người bạn ở nước ngoài của tôi có chat với tôi và thắc mắc về cái này. Khi đó, tôi gõ tìm từ "hiếp pháp" trên google thì tìm thấy đến 650 ngàn đường dẫn có chứa cái từ quỷ quái đó. 650 ngàn, nhớ nhé các bạn! Đáng nói hơn, trong số những đường dẫn đó có rất nhiều đường dẫn đến các cơ quan chính quyền, trường đại học, cơ quan truyền thông chính thức vv của các cấp từ trung ương đến địa phương trên khắp cả nước, kỳ lạ đến thế là cùng! Thế là tôi bỏ thời gian ra tìm tiếp xem sáng nay như thế nào rồi, đồng thời đã bắt đầu viết một entry có tên là "Sao lại hiếp pháp khắp nơi như thế này?". Mà bạn biết không, có nhiều đường dẫn tối qua còn đó nhưng sáng nay khi mở ra thì đã được sửa. Tuy thế, vẫn còn đến 603 ngàn đường dẫn, và cũng còn nhiều cơ quan nhà nước bị dính cái "hiếp pháp" này cơ đấy. Tôi mò mẫm một hồi trong mê hồn trận "hiếp tinh đại pháp" (!) này một hồi thì ngán quá, nên save entry vào đấy, hạ hồi phân giải!

Một entry khác mà tôi viết, cũng đang dở dang, là "Chủ nhật Phục sinh, nghe Kinh Hòa bình" mà tôi đã nhắc ở trên rồi đó. Kinh Hòa bình là một bài nhạc đạo lấy ý từ bài cầu nguyện của Thánh Phan-xi-cô (Saint Francis), một bài hát mà tôi cho là hay nhất của người Công giáo VN (mà nội dung bài Prayer of St Francis cũng là bài cầu nguyện có ý tứ hay nhất của Đạo Công giáo trên toàn thế giới, tôi tin thế. Một bài cầu nguyện cho hòa bình, hòa bình trong lòng người, hòa bình cho nhân loại và cho thế giới, thông qua tình yêu). Nghe bài hát này bằng tiếng Việt xong thì tôi lại có ý muốn tìm những bài bằng tiếng Anh, rồi tìm nguồn gốc sáng tác của nó, rồi mò mẫm sao lại thấy cả video clip giáo dân Thái Hà hát Kinh Hòa bình nữa cơ chứ. Tình yêu và hòa bình ư, trong bối cảnh tranh chấp đất đai giữa giáo hội/giáo dân và nhà nước? Khó quá nhỉ! Lan man tìm hiểu một hồi, cũng ngán quá, nên cũng save lại để đó, khi nào rảnh đọc và viết tiếp.

Tuy nhiên, ai đọc đến đây mà có tò mò muốn nghe thêm về bài Kinh Hòa bình này, thì xin vào đây, một phiên bản tiếng Anh: http://www.youtube.com/watch?v=c9-FlrMTLn8&list=PLDF18329B7378727B&index=14 . Riêng bản lời Việt (mà tôi đã giới thiệu ở trên) thì thật hay, và tôi thích mấy câu này: "Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ/chính lúc quên mình, là lúc gặp lại bản thân/Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh ..." Thật là thấm đẫm tinh thần Công giáo, phải không các bạn đồng đạo Công giáo của tôi?

Entry thứ ... n (n, vì đếm không nổi nữa) mà tôi muốn viết là một entry về thơ Đường. Không, không phải là một bài đọc thơ, bình thơ gì đâu, mà là một bài nhập môn mang tính sư phạm về thơ Đường, hic! Như tôi đã nói ở trên, số là tôi có một anh bạn hay đọc blog của tôi, thấy tôi có vẻ rất thích thơ văn, lại dám động đến thơ Đường, thứ thơ đỉnh cao của nghệ thuật thơ, thanh cao, sâu sắc mà nghiêm cẩn, luật lệ chặt chẽ rõ ràng như toán học, mà tôi thì lại toàn là ngẫu hứng và ẩu hết chỗ nói, nên chắc chắn là có những sơ hở chết người trong phát biểu. Nên anh ấy ... thương quá (!), mới lẳng lặng gửi cho tôi mấy bài nhập môn về thơ Đường, để học cho nó biết, rồi mới thưa thốt, hic hic!

Đang vật lộn với mấy cái bằng bằng trắc trắc trắc bằng bằng/trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng ... thì tôi nhận được, trời ơi, một cái mail của một người bạn đồng nghiệp cũ, nay đang sinh sống ở nước ngoài, kèm theo những bản dịch một bài Đường thi khác, bài Phong kiều dạ bạc. Phải thú thật tôi chưa hề nghe đến bài này bao giờ (xấu hổ thế!), và cũng chẳng biết một chút tiếng Hán Việt nào cả, nên tôi xông vào đọc luôn bản dịch. Mà người bạn tôi, tính kỹ lưỡng cẩn thận rất khác tôi, đã đọc năm bảy bản dịch và bình khác rồi, sau đó mới dịch bản của mình, mà dịch luôn một chùm ba bản. Từ Đường thi (thất ngôn tứ tuyệt), bạn tôi đã dịch ra một chùm ba bài thơ lục bát mà tôi thấy rất hay. Và thế là entry thứ n+1 của tôi nảy ra: "Phục sinh, đọc Phong Kiều dạ bạc".

Hí hửng lắm, vì như thế lại có món quà văn nghệ tặng cho bạn bè trên blog, thì tôi nhận được thư thứ hai từ người bạn đó, nói: "quên dặn chị, em gửi cho chị xem thôi, không đưa lên blog làm gì". Thế là entry đó của tôi cũng lại chịu chung số phận với tất cả các entry khác được viết trong buổi sáng chủ nhật Phục sinh này.

Bây giờ thì đã quá trưa rồi, thế là sáng giờ ngồi bỏ thời gian viết blog mà vẫn không gút được entry nào. Nên tôi buộc phải viết cái entry tản mạn này, chủ yếu kể lại ý đồ của tôi từ sáng đến giờ mà thôi. Ông xã tôi thì đang ngồi gần xem TV, thỉnh thoảng lại hỏi, viết cái gì mà viết lắm thế, mà không hiểu viết blog có gì hay không mà cứ viết hoài, mất thì giờ quá!

Nhưng mà, tôi thấy viết blog hay lắm chứ! Tôi học được bao nhiêu thứ qua việc viết blog này đây, và cũng kết được biết bao nhiêu là bạn, thật là hay. Lên blog chơi, mới thấy thế giới phẳng, không còn sự xa cách về thời gian, không gian, hay đẳng cấp gì cả. Chỉ mình, với blog, và những người bạn ở tận đẩu tận đâu nhưng lại rất gần gũi về tâm hồn, về sở thích. Thích lắm chứ. Ít nhất, nếu không có blog, thì tôi làm sao mà quen được mấy người bạn văn nghệ, đâu có thêm người góp bài đăng blog, đâu có được ông thầy dạy Đường thi miễn phí cho mình. Và hơn hết, là gửi thông tin và tâm tình đến những người bạn xa gần, như người bạn mà tôi vừa nhắc đến với bài Phong kiều dạ bạc đó?

Nên, ông xã có nói gì thì nói, chứ tôi là tôi vẫn cứ viết blog. Well, ít ra là còn cả n- bản nháp các entry mà tôi định viết nhưng chưa viết xong kìa! Để tôi viết xong những entries dở dang của tôi đi đã (đến cả trăm ấy các bạn ạ), rồi có nghỉ blog thì mới nghỉ chứ. Mà như thế tức là sẽ không nghỉ đâu, vì bạn thấy rồi đấy, tôi định viết 1 entry thì end up viết 5, 6 entries nhưng mà dở dang. Nên cứ hoàn tất 1 entry dở dang thì tôi lại generate ra 4, 5 cái nữa dở dang. Và cứ thế, cứ thế!!!

Blogging muôn năm, được không, các bạn? Có phạm húy gì không nhỉ?

Game Túy Giang Hồ - Sự kiện bộ áo mới của Hoàng Đế
Sự kiện bí ẩn ngày cá tháng Tư của Túy Giang Hồ
Cá tháng tư hay còn gọi là ngày nói dối dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Và theo tương truyền thì vào ngày đó người nào bị lừa sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống. Để hưởng ứng ngày lễ thú vị này, Hoàng Đế ban phát lễ bao Cá Tháng Tư khắp nơi trong thiên hạ. Chi tiết sự kiện như sau:

Tất cả các vị anh hùng trên toàn thể giang hồ online đều có thể đến chỗ Ngự Miêu cung đằng ởtương dương thành nhận nhiệm vụ : Online nhận thưởng khủng:

Nhiệm vụ này có thời hạn 30 phút.

Hoàn thành nhận một lễ bao Cá tháng tư,mặt nạ chữ Cùng thời hạn 4 ngày và một đạo cụ thường ngày bất kỳ.

Trong khi dân chúng khắp nơi đang tưng bừng đón chào ngày nói dối từ những trò đùa vui nhộn thì lại có kẻ cả gan dám đánh cắp bộ áo mới quý báu của nhà vua. Triều Đình đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể bắt được bọn trộm tinh quái này. Để giúp Nhà Vua tìm lại được bộ áo mới Ngư Miêu Cung đã thông cáo khắp thiên hạ, nhờ các vị anh hùng ra tay giúp đỡ.

Để nhận nhiệm vụ truy bắt kẻ trộm tìm lại bộ áo mới của Hoàng Đế các vị anh hùng hãy mau đếnTương Dương Thành gặp NPC Ngự Miêu Cung (49,27) nhận nhiệm vụ
Sự kiện bí ẩn ngày cá tháng Tư của Túy Giang Hồ
- Sau khi nhận nhiệm vụ đến gặp NPC Bạch Hổ Quác nói chuyện
Sự kiện bí ẩn ngày cá tháng Tư của Túy Giang Hồ
- Sau đó đến Nhược Thủy Hà gặp Nhược Thủy Ngư Nhân nói chuyện
Sự kiện bí ẩn ngày cá tháng Tư của Túy Giang Hồ
- Nhược Thủy Ngư Nhân sẽ yêu cầu bạn đánh

- 10 Nhược Thủy Hải Đạo

- 10 Hoành Hành Giải

- 10 Ăn trộm

- Sau đó hãy quay về Tương Dương Thành gặp Bạch Hổ Quác nói chuyện

- Bạch Hổ Quác nhờ bạn hộ tống xe hàng đến Ngự Miêu Cung (49,27)

- Hoàn thành nhiệm vụ và nhân thương

Có một bài hát mà tôi đã từng yêu đến mê mẩn trong một thời gian khá dài. Đó là bài Em đi qua tôi của Dương Thụ, mà tôi biết đến qua giọng ca của Hồng Nhung, những ngày cô còn rất trẻ.

Yêu lắm, nhưng rồi chính tôi lại đã quên bẵng bài hát này đi. Có lẽ do bận rộn quá, lúc nào cũng tất bật xấp ngửa, chẳng còn đủ thời gian mà thở, chứ đừng nói làm bất cứ gì khác.

Chỉ đến hôm nay tôi mới nhớ ra bài hát đó. Có lẽ vì tôi cũng đang ở trong đúng tâm trạng như vậy: Có lẽ nào tôi buồn đến thế?

Buồn, vì sáng ra bức thư đầu tiên tôi nhận được là tin về cái chết của người anh ruột của một cô bạn từ thời trung học. Một người không còn trẻ nữa, nhưng không già, chỉ cỡ tuổi tôi (hơn vài tuổi). Cuộc đời đó có bao lâu ...

Buồn hơn, vì khi vào facebook thì tràn ngập những thông tin về Hiếp pháp. Vâng, Hiếp pháp đấy ạ, không phải hiến pháp. Cái lỗi ngu xuẩn và vớ vẩn này tôi đã biết từ hôm qua, khi có ai đó chụp từ tờ báo Tiền Phong, và mọi người được một trận cười vui. Nhưng hôm nay thì có lẽ không ai cười nữa vì từ Hiếp pháp đó đã tràn ngập các trang mạng, trong đó có cả những trang của các trường đại học, mà lại là đại học sư phạm mới chết chứ! Không thể nào hiểu nổi chuyện gì đã và đang xảy ra, chỉ biết là tôi cảm thấy buồn ghê gớm!

Buổi tối, tôi lại càng buồn hơn khi xem (loáng thoáng) VTV phỏng vấn giáo dân và giáo sĩ của một giáo xứ nào đấy phát biểu liên quan đến góp ý hiến pháp (hiếp pháp?). Không cần nghe phát biểu, tôi cũng biết là thế nào những giáo dân và giáo sĩ này cũng sẽ phát biểu thuận chiều với những gì mà nhà nước đang chủ trương (tức những điều đã được đưa trong bản dự thảo hiến pháp). Điều ấy đã trở thành một thông lệ rất đương nhiên ở VN rồi, trong khi lẽ ra việc tổ chức lấy ý kiến dân chúng về hiến pháp phải là một cơ hội lớn để mọi người bày tỏ những quan điểm đa dạng của mình. Vì nếu đã biết trước là chỉ có ý kiến xuôi chiều thôi, cái gì cũng trên 90% đồng ý, nhất trí cao hết, thì thực ra mình còn lấy ý kiến để làm gì cơ chứ, tốn bao nhiêu thời gian công sức và tiền của.

Chẳng lẽ, như các thế lực không thân thiện với (nhà nước) Việt Nam đã nói, góp ý hiến pháp chỉ là một trò vớ vẩn làm màu ư? Không, tôi không tin, không ai có thể khinh rẻ, đùa giỡn với một văn bản quan trọng hàng đầu của đất nước như thế được!

Thế thì tại sao trên các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ có ý kiến xuôi chiều thôi? À, có lẽ có nhiều nguyên nhân, nhưng tôi có cảm giác rằng khi phát biểu công khai trước công chúng thì việc nói theo những gì đã được định sẵn; điều này đã trở thành bản năng tự vệ của hầu hết dân Việt. Nên chỉ  biết nói những điều không do mình nghĩ, mà chỉ trả thuộc lòng những gì người khác đã nghĩ dùm. Như thế này thì làm sao có thể có những con người có tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm, để có thể tồn tại và cạnh tranh trong một thế giới đầy rủi ro, biến động như ngày nay cơ chứ? Như thế này thì hỏi sao mà tôi không buồn?

Và, như một giọt nước làm tràn ly, hôm nay xăng đột ngột tăng giá, ngay sau khi có thông tin chính thức từ chính phủ rằng xăng sẽ không tăng. Xăng tăng thì việc vận chuyển sẽ tăng, khiến cho thịt cá rau trái vv được chở từ miền quê ra để bán cho mọi người cũng sẽ tăng, và mọi thứ cứ thế mà leo dốc. Và tôi còn nghe loáng thoáng gì đấy về việc nhà nước bán vàng, mua vàng gì đó mà tôi không dám để ý vì chẳng có vàng để mà quan tâm làm gì. Vàng lên, xăng lên, và thu nhập thực tế cùng đời sống của người dân thì sẽ giảm xuống tương ứng như thế - một tỷ lệ nghịch tuyệt đối.

Ôi, một ngày cuối tháng 3, nhìn xung quanh, và thở dài: "có lẽ nào tôi buồn đến thế?"
----
Ai muốn nghe lại bài này thì vào đây nhé:
https://www.youtube.com/watch?v=PRZJmmp9kMY

Với đồ họa tinh tế, lối chơi thông minh cùng chùm sự kiện bên lề nóng hổi, iOnline 204 đã thực sự cuốn hút người chơi trở lại không khí dân gian thân thuộc của làng quê như cây tre, mái đình, cô gái “mớ ba mớ bẩy” đang vui đùa cùng chú tễu. Và “Đẳng cấp mới – Trải nghiệm mới” đã trở thành cụm từ quen thuộc mỗi khi người dùng nhắc đến Game iOnline 204 .
Game iOnline 204 - Sự kiện chơi game nhận Galaxy S4
Tiếp nối chuỗi sự kiện iOnline đã được tổ chức thành công rực rỡ khi những phần thưởng cao nhất đã đến được tay cao thủ xứng tầm, từ ngày 01/04/2013 đến hết ngày 30/04/2013, iOnline tiếp tục tổ chức sự kiện “Tranh tài iOnline – Sánh vai Galaxy S4” cho tất cả các game thủ. Mỗi lần nạp tiền hoặc chiến thắng 1 ván chơi, game thủ có thể may mắn (ngẫu nhiên) nhận được một trong 13 chữ nằm trong danh sách từ khóa như sau:

 Chương trình không phân biệt mệnh giá tiền nạp và yêu cầu số tiền cược trong 1 bàn chơi game là từ 500 Gold trở lên. Tuy nhiên, các game thủ cần lưu ý, thẻ nạp và số tiền cược bàn càng cao thì xác suất rơi chữ càng chính xác.

1. Đối tượng tham gia

Tất cả game thủ chiến thắng hoặc nạp tiền thành công cho tài khoản game iOnline.
2. Thể lệ chương trình

Hệ thống đưa ra danh sách các từ khóa theo tuần. Người trúng thưởng sẽ là người ghép được từ khóa hoàn chỉnh sớm nhất.

Danh sách từ khóa theo tuần:

Tuần 1 diễn ra từ 01/04/2013 – 07/04/2013: IONLINE

Tuần 2 diễn ra từ 08/04/2013 – 14/04/2013: GALAXY S4

Tuần 3 diễn ra từ 15/04/2013 – 21/04/2013: SAMSUNG

Tuần 4 diễn ra từ 22/04/2013 – 30/04/2013: IONLINE SAMSUNG GALAXY S4
3. Cơ cấu giải thưởng

Giải đặc biệt: Siêu phẩm Samsung Galaxy S4 – Điện thoại thông minh mới nhất trên thị trường di động (ra mắt tháng 04/2013) sẽ được trao cho người đầu tiên ghép đủ bộ từ khóa “IONLINE SAMSUNG GALAXY S4”

Giải thưởng tuần: Trao cho 09 game thủ ghép được chữ sớm nhất theo từ khóa của từng tuần. Phần thưởng gồm có:

+  01 Giải nhất: Điện thoại Samsung Galaxy S3 Mini

+  01 Giải nhì: Điện thoại Samsung Galaxy Y

+ 02 Giải ba: Điện thoại Gionee Pocket

+ 05 giải khuyến khích: Mỗi giải 1 thẻ cào 200.000 hoặc 1.000.000 Gold vào tài khoản iOnline

Giải thưởng phụ: 03 giải cho 03 người chơi nhận được nhiều chữ nhất nhưng không may mắn trúng thưởng, mỗi giải trị giá 1.000.000 Gold
4. Hình thức và thời gian trao thưởng
Thời gian trao thưởng:

Tuần 1: 08/04/2013

Tuần 2: 15/04/2013

Tuần 3: 22/04/2013

Tuần 4: 03-05/05/2013

-  Với các giải thưởng là điện thoại game thủ sẽ được mời lên công ty để vinh danh và nhận giải.

- Với giải thưởng là thẻ cào: BQT sẽ thông báo trực tiếp bằng điện thoại và cung cấp thông tin thẻ cào cho người chơi.

- Thông tin trúng thưởng, trao thưởng chỉ được thông báo công khai trên  Mục Loa Làng trong game iOnline.
5. Qui định chương trình

- Nhân viên và các thành viên trong BQT không được tham dự chương trình.

- Các trường hợp hack hệ thống, mất kết nối khi đang chơi game sẽ không được tính.

- BQT chỉ sử dụng 1 nickname ingame duy nhất là “ionline” để đưa ra các thông báo cũng như hỗ trợ thông tin cho các game thủ. Người chơi không phải chịu bất cứ chi phí nào để nhận thưởng. Các yêu cầu khác đều là hình thức lừa đảo

- Trường hợp nhận giải thẻ cào, trong khoảng thời gian 10 phút, khách hàng có trách nhiệm thông báo cho BQT là thẻ có lỗi hay không.

- Người chơi phải đích thân nhận giải thưởng, không chấp nhận các trường hợp ủy quyền để nhận giải.

- Chương trình sẽ kết thúc sớm hơn so với thời gian quy định khi người chơi nhận được đầy đủ cơ cấu giải thưởng.

- Trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận được thông báo (tính cả Thứ Bảy, Chủ Nhật) nếu không liên lạc được với người chơi, hoặc người chơi không cung cấp đầy đủ thông tin để nhận giải, quyền trao giải sẽ do BQT quyết định.

- BQT toàn quyền sử dụng thông tin cá nhân và hình ảnh của người trúng giải để thông báo trên trang chủ nhằm đảm bảo tính minh bạch và khách quan của cuộc chơi.

- Phần thưởng không có giá trị quy đổi thành tiền mặt.

- Quyết định của ban Quản trị sẽ là quyết định cuối cùng trong các trường hợp tranh chấp, khiếu nại.

Memory Booster lấy lại bộ nhớ bị mất cho các chương trình của bạn bằng cách chống phân mảnh bộ nhớ điện thoại và phục hồi lỗ hổng bộ nhớ từ trình ứng dụng.

    Nhà phát triển: IMOBLIFE Co. Ltd
    Phiên bản: 5.3
    Ứng dụng cho android 1.6 trở lên
    Dung lượng 845k
Memory Booster (Full Version) v5.3 APK: Ứng dụng tối ưu RAM android

Memory Booster (Full Version) v5.3 APK: Ứng dụng tối ưu RAM android
Memory Booster (Full Version) được bán trên Google Play với giá 2.97 USD.

Download file APK cài đặt ung dung android Memory Booster (Full Version) hoàn toàn miễn phí tại:

UpFile.vn : Tải ngay

Hãy truy cập Taigameandroids.blogspot.com thường xuyên để cập nhật những ứng dụng hay cho android các bạn nhé!

Xin gửi đến các bạn bài viết ngắn mà anh Nguyễn Đại Hoàng mới gửi đến cho tôi, còn nóng hổi. Đọc bài viết của anh NĐH, tôi chợt nhớ đến bài hát "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của Nguyễn Đức Quang, và nghĩ rằng hơi văn của anh NĐH cũng mạnh mẽ không kém bài hát ấy. Cám ơn tác giả đã nói giúp tôi và nhiều người Việt Nam khác.

Ôi Việt Nam, nước tôi!
-------------
CÒN SỐNG, TÔI CÒN RA TRƯỜNG SA !

1. Tại sao những bài hát của Phạm Duy ngày càng đi sâu vào trái tim người Việt mọi lứa tuổi, trong khi nhiều bản nhạc thời thượng khác âm thầm ra đi ?

Đơn giản là trong nhạc của Phạm tiên sinh luôn luôn có hai chữ Việt Nam, luôn luôn có thấp thoáng bóng hình đất nước. Mà có thứ tình nào lớn hơn tình quê hương ? Ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này có người Việt nào lại không nhớ, không yêu quê hương ?

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi …

Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi

Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi …


( Tình ca – PD )

Lê Thương vẽ lại một thuở bi tráng những chàng chinh phu Việt Nam đi chiến đấu mãi không về :

Lệnh vua hành quân trống kêu dồn,
quan với quân lên đường,
đoàn ngựa xe cuối cùng,
vừa đuổi theo lối sông.
phiá cách quan sa trường,
quan với quân lên đường,
hàng cờ theo trống dồn ngoài sườn non cuối thôn,
phất phơ ngậm ngùi baỵ


2. Mấy hôm nay Trung Quốc bắn cháy tàu ngư dân ta. Đau thương lắm nhưng mà nhờ đó ta lại thấy thêm nhiều người bình thường -anh hùng. Vâng các bạn hãy đọc báo mà xem những người Việt Nam ấy, những người mà tàu nát tan hoang, áo quần còn sạm đen khói lửa, đã nói gì ? Họ đã nói nhiều điều, nhưng câu nói làm tất cả người Việt rớt nước mắt tự hào là câu :

- Còn sống, tôi còn ra Trường Sa !

Vâng đó là chính là người Việt chúng ta ! Nhân dân luôn nói và làm cho đất nước nàybằng trái tim và cả cuộc đời.Và đó chính là sức mạnh. Nếu có một ngày nào đó quân thù đã lộ rõ nguyên hình. Hãy thực lòng nói với nhân dân rằng : Kính thưa nhân dân, Đất Nước Lâm Nguy !

Rồi cả nước sẽ lên đường. Hãy thực lòng với nhân dân đất nước này sẽ trường tồn ! Đừng quên rằng máu cha ông đã viết lên bài ca quê hương. Chứ không phải những bài diễn văn xa lạ, sáo rỗng.

NGUYỄN ĐẠI HOÀNG
3/2013

Entry này sẽ rất ngắn, chỉ là vài dòng ghi chép tản mạn của tôi, viết nhanh trong vài phút trước lúc đi làm.

Một người bạn ở phương xa gửi thư đến cho tôi và hỏi, sao lúc này trên blog toàn viết về thơ thẩn, chắc là đang yêu đời, yêu người lắm? Hay là ... có bồ nhí?

(Về cái chuyện "có bồ nhí" này, xin hãy nghe câu trả lời đầy tự tin của ông xã tôi cách đây vài chục năm rồi, mà nay lại càng tự tin hơn thế, rằng "nếu anh mà không lấy em thì chắc em cũng chẳng có ai lấy, chắc là sẽ để mốc thếch lên thôi" - và khi nghe đến câu này thì tôi chỉ cười trừ, không bình luận gì thêm nữa, để ai muốn hiểu ra sao thì hiểu!!!!! Chỉ biết là từ ngày lấy chồng thì tôi ngày càng điệu hơn lên, dù thực ra so với tiêu chuẩn chung thì vẫn bị xem là chẳng điệu tí nào, còn trước đó thì  đúng là "mốc thếch", chỉ biết cắm đầu cắm cổ học hành làm lụng, "côi cút làm ăn/chăm lo nghèo khó" cứ như nghĩa sĩ Cần Giuộc mà thôi!)

Tôi chưa trả lời người bạn ấy được, vì ... quả thật là khó trả lời. Trả lời như thế nào, bằng những lời lẽ nào, để làm cho những người bạn xa xôi đến cả nửa vòng trái đất như vậy hiểu được những gì đang xảy ra chung quanh tôi trong những ngày tôi đang sống?

Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn...

Chế Lan Viên đã viết như vậy vào cái thời mà các nhà thơ XHCN như Tố Hữu, như CLV, như cả Xuân Diệu, HC nữa, đang ra sức chứng tỏ với chế độ lòng trung thành và sự tin yêu của mình đối với Đảng, cũng như niềm tin mãnh liệt vào sự đúng đắn và quyết thắng của cuộc chiến tranh "giải phóng miền Nam".

Bây giờ thì khác. Những ngày tôi sống đây có lẽ không ai dám bảo là những ngày đẹp hơn tất cả nữa, dù đúng là về vật chất thì đã muôn vạn lần hơn so với những ngày đẹp nhất của CLV. Nhà thơ đã đúng, ông đã thốt ra mấy câu tiên tri mà không biết!

Tôi sực nhớ đến mấy lời nhận xét của một người bạn khác khi đọc blog của tôi, một người đang ở VN và cùng chia sẻ với tôi những cảm nhận về thời cuộc. Những lời nhận xét vô cùng bất ngờ; tính chính xác của nó xin để các bạn phán đoán.

Đọc bloganhvu, tôi cảm thấy một Thị Màu lên chùa với nghĩa nghiêm túc nhất của ẩn dụ mỹ học (không giỡn đâu nha), thị hát và múa sinh động uyển chuyển, tà áo bay bay cùng cây quạt giấy cụp và xòe điệu nghệ nhưng... cõi lòng tan nát ! Như chị đã nói, "tôi trốn vào thơ"!

Còn tôi, trong những ngày đầu hè, một mùa hè đến sớm này, thơ thẩn trốn trong cổ thi - vốn là cái tôi chẳng hiểu biết gì, chỉ cảm nhận và liên tưởng thôi, thì tôi lại bỗng nhớ rất rõ ràng một bài thơ của một nhà thơ Mỹ da đen sống trước chúng ta hơn nửa thế kỷ, và đã mất ở giữa cuộc chiến tranh Việt Nam (năm 1967), Langston Hughes. Bài thơ A Dream Deferred, mà tôi đã có lần dịch thành "Sẽ là gì những ước vọng không/chưa thành?"

Xin các bạn đọc lại bài ấy ở đây nhé: http://bloganhvu.blogspot.com/2010/02/se-la-gi-nhung-uoc-vong-khong-thanh.html

Và xin chép lại ở đây mấy dòng thơ mà tôi đã đưa một phần lên làm tựa của entry này, như câu trả lời cho người bạn cách xa tôi nửa vòng trái đất:

Sẽ như hoa lá úa tàn
Gượng cười trong nắng cuối xuân 
Sẽ như vết thương chưa lành
Còn đầy mủ máu hôi tanh ...

Vâng, như hoa lá úa tàn/gượng cười trong nắng cuối xuân ..., các bạn ạ!

Entry này tôi bắt đầu từ cách đây mấy ngày rồi nhưng hôm nay mới kết thúc, nên cái tâm trạng được mô tả dưới đây là tâm trạng của cách đây mấy ngày các bạn nhé, còn lúc viết mấy dòng này thì tâm trạng tôi đã bình thường trở lại rồi! ;-)
---------------------
Chưa bao giờ tôi thấy hứng khởi như hôm nay, thực vậy!

Sao, cái gì thế, các bạn sẽ tò mò hỏi. À, cũng không có gì quan trọng lắm đâu, chỉ là gần đây tôi bỗng nhận ra là mình đã thu hút được khá nhiều bạn hữu thông qua  blog này, những người rất gần và những người rất xa.

Gần, như anh NĐH mà gần đây các bạn thấy sự xuất hiện với tần suất khá dày, người tôi biết rõ là ai, và xa như anh PHK, người đã gửi cho tôi bài bình thơ Đăng U Châu Đài Ca cách đây vài ngày qua mail, với tông tích và lời lẽ vô cùng bí hiểm, và dường như không có ý định lộ diện cho tôi biết anh ấy là ai. Hoặc anh Hoàng Guitar mà tôi cũng chỉ biết qua những lời comment trên blog tôi, từ khá lâu rồi, khi xuất hiện lúc lại biến mất!

(Nhưng mà tôi tự hỏi, ai là ai thì có quan trọng gì đâu nhỉ, miễn là có cái gì đó chia sẻ được với nhau!)

Hoặc không gần, không xa là anh GNLT, người mà tôi cho là mình biết khá rõ vì đã đọc nhiều bài viết của anh ấy (văn tức là người mà), nhưng thực ra lại chưa bao giờ gặp nhau ngoài đời. Sự hiện diện của anh ấy đối với tôi là thông qua một trang blog có tên là Giang Nam Lãng Tử, các bạn vào đây để đọc nếu tò mò này: http://giangnamlangtu.wordpress.com/

Vâng, sự hứng khởi của tôi là do tôi có nhận được một bài viết của anh GNLT để tiếp tục bàn về thơ Đường vốn là chủ đề của 3, 4 bài viết được đăng gần đây trên blog của tôi. Xin nói thêm, đây là bài viết của một người có nghề (nghiên cứu văn học Trung Hoa) chứ không phải nghiệp dư như tôi hoặc một số thân hữu khác đã viết hoặc bàn bạc về thơ Đường trên blog này. 

Nói như thế, để giải thích cho lý do tại sao tôi sẽ không bình luận hay dẫn dắt gì về nội dung bài viết của anh GNLT, vì sợ rằng sẽ "múa rìu qua mắt thợ" mất. Mà, mind you, đây là một "ông thợ" vô cùng khó tính, rất hay ... bắt bẻ, dường như xem ai cũng như là học trò đang học Văn với mình ấy thôi, hi hi hi!

Nói đùa chút cho vui, các bạn đọc bài viết của anh Giang Nam Lãng Tử dưới đây nhé. Tôi cho đây là một bài viết rất sâu sắc, nhưng viết đến đây thì tôi nhớ ra câu ca dao: "Đàn ông nông nổi giếng khơi/Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" nên ... thôi, không lạm bàn nữa, "biết thì thưa thốt", vâng ạ!

Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn tin đây là một bài viết quả thực là đáng đọc. Bỏ qua rất uổng, "bà con" ơi!

Enjoy!
--------------------
Đọc thơ “Đăng U Châu đài ca”

Đọc thơ “Đăng U Châu đài ca”
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ

Bài ca lên đài U Châu
“Ngó trước không thấy Người xưa
Nhìn về sau, chưa thấy Người mới tới
Nghĩ trời đất mênh mông chơi vơi
Một mình thương cảm, bỗng nhiên nước mắt rơi xuống”

Đài U Châu thời Đường chỉ là một thành trì nhỏ, về sau được xây dựng thành Bắc Kinh. Trần Tử Ngang (661-702) tự Bá Ngọc là một viên quan dưới thời Võ Tắc Thiên, đỗ tiến sĩ lúc 23 tuổi. Nhà thơ sống cuối thời Sơ Đường, tiên phong trong việc yêu cầu sáng tác phải có “ký thác”. “Kí thác" tức là “gửi vào thơ” tâm tình của mình trước hiện thực đời sống, lìa bỏ hẳn thơ sắc tình và ca công tụng đức. Nói rõ hơn, Trần tiên sinh đòi hỏi thi ca phải có lý tưởng cao cả, phải gắn với hiện thực cuộc sống (Sau này phong cách thơ ký thác của họ Trần ảnh hưởng tới sáng tác của các thi gia hàng đầu như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị).

Trong nền thi ca TQ cổ điển có những “dấu hiệu chung” gọi là “mã nghệ thuật” (một khái niệm hiện đại) các nhà văn thơ có thể dùng chung. “Đăng cao” (lên cao) là một trong nhiều mã nghệ thuật của Đường thi. “Chiều cao” của không gian được gợi ý một tư tưởng, lý tưởng cao cả. Đỗ Phủ viết bài thơ “Đăng cao” (Trèo lên cao), Lí Bạch viết bài “Độc tọa Kính Đình sơn” (Ngồi một mình trên đỉnh núi Kính Đình),Thôi Hiệu trèo lên lầu cao Hoàng hạc (Hoàng hạc lâu), Trần Tử Ngang viết “Đăng U châu đài ca” (trèo lên đài U châu mà ca).v.v…. cho đến ông Hồ Chí Minh vừa ra khỏi nhà tù Quảng Tây cũng thích “đăng cao” (Tân xuất ngục học đăng sơn): “Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh/trông lại trời Nam nhớ bạn xưa” (Bài chót của Nhật ký trong tù). “Lên cao, trèo cao” chỉ là tưởng tượng, ước lệ, chứ thực ra thi nhân ngồi ở thư phòng, nằm trong lữ quán mà viết thơ… Nếu không hiểu được “mã nghệ thuật đăng cao”, bạn đọc dễ lạc đường khi đọc thơ và bình luận.

Trên cơ sở đó ta đọc- hiểu bài “Đăng U châu đài ca”.

Bài thơ viết theo cấu trúc (5.5.6.6) chủ yếu thuộc loại thơ cổ phong và đang tiến gần tới dạng tứ tuyệt.

Thi nhân trèo lên đài cao để tìm người, không phải để hóng gió hay ngoạn cảnh.

Tìm ai ?

Tìm một người tương tự như “cổ nhân” viết hoa, tức một triết gia, một lãnh tụ anh hùng hay một minh quân (tỷ như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ...), tóm lại là tìm một ngọn cờ để hướng theo. Nhưng buồn thay “tiền bất kiến cổ nhân ». Thực tế nhà thơ tìm mãi ở đời này mà chẳng có ai được như cổ nhân (viết hoa).

Nhà thơ lại hy vọng một mẫu người mới (lai giả - viết hoa), có thể khác với cổ nhân, nhưng sẽ là nhân vật lý tưởng cho thời đại mới. Nhưng than ôi «hậu bất kiến lai giả » ! Nhìn mãi trước sau chưa thấy nên rơi thầm nước mắt.

Lãng tử nghĩ rằng bài thơ mang cảm hứng lớn, cảm hứng đất nước. Cái người mà nhà thơ trông đợi ấy phải là một nhân vật lý tưởng của thời đại, bậc anh hùng cái thế, minh quân của đất nước. Tìm người theo mẫu mực truyền thống (cổ nhân), hoặc là một hình mẫu con người mới (lai giả) đều là tốt.

Trần thi nhân nghĩ về vận mệnh đất nước hơn là buồn thân phận cá nhân. Nỗi cô đơn của ông là tâm sự của một người ưu thời mẫn thế, không phải một kẻ cô đơn thiếu bạn hữu, thiếu bạn tình.

Nhà thơ đứng trên đài cao, khoảng giữa Trời và Đất, khoảng giữa Quá khứ và Tương lai.

Nhà thơ hiện ra như một nhân vật có tầm vóc vũ trụ, chẳng phải kẻ rỗi hơi đi tìm mưa ngắm mây hóng gió.

Nhà thơ Chế Lan Viên mượn ý Trần Tử Ngang từng viết :

Ôi thương thay những thế kỉ vắng anh hùng
Những thế kỉ thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận

(“Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi”).

Phải chăng Chế Lan Viên viết cùng một cảm hứng lớn lao như Trần Tử Ngang ? Nhìn chung nhà thơ Việt Nam hiện đại ưa giãi bày rõ ràng trực tiếp mà thiếu vẻ kín đáo như thi nhân cổ điển. Mặt khác họ Chế chuẩn bị không khí cho một “minh quân” tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện cuối bài thơ đấy chứ, đâu phải Chế đang chờ tìm ai. Vậy ra họ Chế vẫn làm thơ minh họa, chẳng thể nào sánh được với cổ nhân.

Lại nhớ Bài ca Xuân 61 của Tố Hữu nổi đình đám một thời, có đoạn :

Chào 61 đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu

Tố Hữu cũng là một người am hiểu Đường thi nhưng ông đã trở thành một kẻ đạo văn siêu hạng ! Thực chất Tố Hữu đã copy tứ thơ của Trần Tử Ngang... Tố Hữu coi năm 1961 (sau Đại hội Đảng III năm 1960) như một cái U châu đài, để ông ta trèo lên, ngạo nghễ ca bài ba hoa khoác lác.(Theo cách phán xét sơ thẩm của Lãng tử thì nhà thơ Tố Hữu xứng với công 3 tội 7, coi như đi buôn bị lỗ).

Bài thơ của Trần Tử Ngang có thể gieo vào bạn đọc những cảm xúc, liên tưởng bất ngờ khác nhau, nếu bình thơ chệch hướng thì coi đó là bài phóng tác hay bài “họa”...

Lãng tử chợt thấy mình cũng rơi vào tâm trạng Trần tiên sinh. Năm 2013 liệu có xuất hiện “cổ nhân” hay “lai giả”đủ tâm đủ tầm làm thay đổi đất nước Việt Nam trì trệ và đau thương này không ? Bao giờ ?

Lãng tử chỉ biết loay hoay với thơ và suy ngẫm như trên, xin chia sẻ cùng bạn hữu.

Giang Nam lãng tử
An Giang 26/3/2013

Bức thư bằng tiếng Anh mà tôi sắp giới thiệu dưới đây, và bản dịch của nó, có lẽ đã được rất nhiều người biết đến. Vì nó đã từng được dịch và đăng lên báo Tuổi Trẻ (hình như thế), đồng thời nếu tôi nhớ không lầm thì cũng đã được dùng để ra đề thi môn Văn của một trong hai kỳ thi quan trọng nhất của tuổi học sinh là kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc kỳ thi tuyển sinh ĐH, không nhớ rõ là năm nào. Rồi sau đó lại có một vụ scandal về nguồn gốc của bức thư, đại khái là tác giả của bức thư này không phải là Tổng thống Abraham Lincoln như được ký ở cuối thư vv.

Nhưng dù bức thư và bản dịch của nó đã tồn tại và đã được mọi người biết đến, thì điều đó không có nghĩa là nó không đáng để đọc lại hoặc dịch lại. Mà ngược lại, bản gốc càng hay thì càng có nhiều người muốn dịch để thể hiện nó một cách tốt nhất - tất nhiên là theo quan điểm của mỗi dịch giả. Chính vì lẽ đó mà bức thư này cũng đã được anh Nguyễn Đại Hoàng, người bạn của chúng ta dịch lại và gửi cho tôi cách đây vài hôm để giới thiệu với bạn đọc của blog Anh Vũ này.

Nhưng trước khi các bạn đọc bản  dịch ấy, xin có thêm vài lời về phương pháp học ngoại ngữ thông qua việc dịch. Có lẽ bây giờ cách học này đã bị xem là hết sức lạc hậu và không còn mấy ai sử dụng nữa; mọi người đổ xô vào việc học Anh văn "giao tiếp" (dù sự giao tiếp ấy đa phần chỉ dừng lại ở việc lập đi lập lại những đoạn hội thoại trong các cuốn sách dạy ngoại ngữ, rất ít giống với giao tiếp thực ở ngoài đời). Rồi học xong thì đổ xô đi thi mấy cái gọi là chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nhưng chủ yếu chỉ kiểm tra được khả năng hiểu và khoanh đúng các lựa chọn a, b, c, d, một "năng lực" hoàn toàn không có chút nào giống với năng lưc ngoại ngữ thực sự cả. Well, time changes, I know; nhưng ở thế hệ của tôi thì hầu như người nào giỏi ngoại ngữ cũng đã đều trải qua việc học bằng cách dịch, and it really works! 

Xin khẳng định: học bằng cách dịch cũng là cách mà tôi đã khuyến khích con trai, con gái tôi áp dụng, và chúng đều khá ngoại ngữ cả! (Riêng về điều này, tôi có thể viết nhiều bài dài trên blog, và sẽ làm khi có điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn). Tôi tin là anh NĐH của chúng ta cũng là một người học và trở thành giỏi ngoại ngữ (Anh ngữ) cũng là vì áp dụng cái phương pháp hơi cổ lỗ sĩ nhưng rất hiệu quả và hoàn toàn không tốn kém ấy, vì chỉ cần một vài cuốn tự điển tốt là xong.

Rồi, dẫn dắt như thế xong rồi; xin các bạn đọc bản dịch của anh NĐH cùng bản gốc tiếng Anh và trao đổi trong phần comment nhé. Như thế cũng là để góp phần vào việc đạt mục tiêu của đề án ngoại ngữ quốc gia (đề án 2020) đấy các bạn ạ, năm nay đã là 2013 rồi còn gì, chỉ còn 7 năm nữa thôi thì theo đề án ấy tiếng Anh sẽ trở thành thế mạnh của VN để mà cạnh tranh với các nước khác trong khu vực ASEAN đấy các bạn ạ (ối trời ơi!).

À quên nữa, tựa của entry này là tựa bài dịch, nhưng tôi có mạn phép anh NĐH đổi lại một tí ti nghe cho thuận tai (của tôi) hơn. Chưa xin phép, nhưng thôi thì đăng trên "báo" của tôi nên tôi giữ quyền biên tập chút chút vậy mà, anh NĐH thông cảm nhé!


---------

 THƯ CHA GỞI THẦY CỦA CON

Qúy vị đang cầm trên tay một lá thư nổi tiếng được cho là của tổng thống Abraham Lincoln gởi cho thầy giáo của con trai. Và cho dù cuộc tranh luận về xuất xứ của lá thư vẫn chưa kết thúc, nhưng đây thực sự là một bài văn mang nhiều ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Xin giới thiệu cùng quý vị bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng / có kèm bản Tiếng Anh bên dưới.

-----
Thưa thầy,

Đời không chỉ có công bằng và trung thực.

Tôi nghĩ con tôi sẽ được dạy như thế.

Nhưng nếu vậy nhà trường cũng hãy dạy cho cháu biết đời không chỉ có bọn vô lại, mà còn có bậc anh hùng ! Không chỉ có hạng chính khách vô tâm mà còn có những nhà lãnh đạo tận tụy ! Không chỉ có kẻ thù, mà còn có bạn hữu nữa !

Biết là lâu, nhưng xin hãy dạy cho cháu biết đồng tiền lao động là có giá trị nhất.

Xin hãy dạy cho cháu biết đón nhận thất bại cũng như chiến thắng.

Xin hãy dạy cho cháu biết tránh xa tính khí đố kỵ hẹp hòi..

Xin hãy dạy cho cháu biết bí quyết để có một niềm vui trọn vẹn.

Xin hãy dạy cho cháu biết kẻ chuyên dùng vũ lực thực ra là kẻ dễ đối phó nhất.

Xin hãy dạy cho cháu biết điều kỳ diệu từ những trang sách, nhưng cũng hãy dành những thời khắc yên lặng để cháu suy tư về sự huyền bí muôn đời, đàn chim trong trời xanh, bầy ong dưới ánh nắng, và những cánh hoa trên đồi xanh.

Xin hãy dạy cho cháu biết, thi rớt còn tốt hơn nhiều so với gian lận.

Xin hãy dạy cho cháu biết tin vào ý tưởng của mình, dù người cho là sai lầm.

Xin hãy dạy cho cháu biết mềm mỏng với người ôn hòa, cứng rắn với kẻ thô lỗ.

Xin hãy dạy cho cháu biết kiên định để không xu hướng theo đám đông.

Xin hãy dạy cho cháu biết lắng nghe, biết chắt lọc sự thật, để học được điều tốt.

Xin hãy dạy cho cháu biết cười ngay cả lúc ưu phiền.

Xin hãy dạy cho cháu biết khóc chẳng phải là việc đáng xấu hổ !

Xin hãy dạy cho cháu biết cười kẻ yếm thế, và cảnh giác trước lời ngon ngọt.

Xin hãy dạy cho cháu biết sức lao động và trí tuệ có thể bán cho ai trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ được đặt giá cho trái tim và tâm hồn mình.

Xin hãy dạy cho cháu biết điềm nhiên trước sự la ó để chiến đấu cho lẽ phải.

Xin hãy dịu dàng nhưng không dễ dãi với cháu, bởi chỉ có lửa mới tôi được thép.

Xin hãy giúp cho cháu đủ dũng cảm lúc khẩn cấp, đủ kiên nhẫn lúc hiểm nguy.

Xin hãy giúp cho cháu luôn tin vào bản thân mình, trước khi tin vào nhân loại.

Thưa thầy, tôi biết đây là một yêu cầu lớn, nhưng tôi tin thầy có thể làm được.
 

Và nếu thế thì thật diễm phúc cho đứa con trai nhỏ của tôi !

NGUYỄN ĐẠI HOÀNG chuyển ngữ
3/2013

***************************************************************

Nguyên tác Tiếng Anh

Abraham Lincoln’s letter to his son’s Head Master

Respected Teacher,

My son will have to learn I know that all men are not just, all men are not true. But teach him also that for every scoundrel there is a hero; that for every selfish politician, there is a dedicated leader. Teach him that for every enemy there is a friend.

It will take time, I know; but teach him, if you can, that a dollar earned is far more valuable than five found.

Teach him to learn to lose and also to enjoy winning. Steer him away from envy, if you can. Teach him the secret of quite laughter. Let him learn early that the bullies are the easiest to tick.

Teach him, if you can, the wonder of books.. but also give him quiet time to ponder over the eternal mystery of birds in the sky, bees in the sun, and flowers on a green hill –side.

In school teach him it is far more honourable to fail than to cheat.

Teach him to have faith in his own ideas, even if every one tells him they are wrong.
 

Teach him to be gentle with gentle people and tough with the tough.

Try to give my son the strength not to follow the crowd when every one is getting on the bandwagon.

Teach him to listen to all men but teach him also to filter all he hears on a screen of truth and take only the good that comes through.
 

Teach him, if you can, how to laugh when he is sad.

Teach him there is no shame in tears. Teach him to scoff at cynics and to beware of too much sweetness.
 

Teach him to sell his brawn and brain to the highest bidders; but never to put a price tag on his heart and soul.

Teach him to close his ears to a howling mob… and to stand and fight if he thinks he’s right.
 

Treat him gently; but do not cuddle him because only the test of fire makes fine steel.
 

Let him have the courage to be impatient, let him have the patience to be brave. Teach him always to have sublime faith in himself because then he will always have sublime faith in mankind.
 

This is a big order; but see what you can do. He is such a fine little fellow, my son.

Abraham Lincoln


-----------
PS1: Mấy lời dẫn của tôi ở trên đã được anh NĐH phản hồi lại, trong đó điều tôi ghi nhận là sự không đồng ý với tôi về việc xem dịch là một phương pháp học tiếng Anh. Nhận thấy đây là một đề tài thú vị nên tôi post lên cho mọi người đọc, và xin khất lại câu trả lời của tôi sau vài ngày nữa nhé. Hì hì, cho mọi người chờ đợi hồi hộp chút mà! ;-)

Xin cám ơn cô PA đã đăng bản chuyển ngữ này lên và có đôi lời chia sẻ về quan niệm học Tiếng Anh. Để thủ đắc một ngoại ngữ không hề là một chuyện đơn giản, và dịch không phải là một phương pháp độc lập cho việc học Tiếng Anh. Nói đúng hơn dịch không phải và không bao giờ nên coi là một phương pháp. Tuy nhiên cần chú ý rằng dịch không chỉ thể hiện sự am hiều Tiếng Anh mà quan trọng hơn nó thể hiện được sự am hiểu tiếng mẹ đẻ của người học Tiếng Anh. Vậy dịch có thể coi như là một trong những kết quả quan trọng của việc học Tiếng Anh. Chúng ta học Tiếng Anh chính là để sử dụng được nó – và sử dụng Tiếng Anh đương nhiên không chỉ là Nghe – Nói – Đọc – Viết mà còn là Dịch nữa !

Tôi thấy nhiều tài liệu dạy Tiếng Anh hoặc bàn về Tiếng Anh khá nổi tiếng nhưng dường như họ không quan tâm lắm đến mảng dịch thì phải.Vâng đúng là khá nổi tiếng như tờ S. ở TPHCM trong số ra đầu năm 2013, và một vài số trước đó chẳng hạn.Tôi không cần đi sâu vào nội dung những bài viết bài dịch của tờ này, mà chỉ cần nhìn qua một số tựa đề từ Tiếng Anh chuyển qua Tiếng Việt là đã thấy có vấn đề rồi !


Thí dụ :China Pedicted to Overtake US as Economic Power by 2013Người ta dự đoán Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành một cường quốc kinh tế trước năm 2030.
Đề nghị :
Trung Quốc được dự báo là …..

When Animals Make People Sick : Khi động vật làm con người mắc bệnhĐề nghị : Khi động vật gây bệnh cho người

Can you “ think and grow rich ”? A famous books says, “ yes ” :Bạn có thể “ suy nghĩ và trở nên giàu có không”? Một cuốn sách nổi tiếng nói : “ có thể ”Tại sao lại một cuốn sách lại có s ? A famous books ! Chữ “ nói ” không sai nhưng khá thô !

Iran willing to resume nuclear talks as sanctions bite hard : Iran muốn tái tục các cuộc đàm phán về hạt nhân vì các biện pháp trừng phạt tác động mạnh.Chữ tái tục rất ít dùng.

Debating the best way to learn a language :Tranh luận về cách học một ngoại ngữ tốt nhất.
Nên dịch là :
Thảo luận về cách tốt nhất để học một ngôn ngữ

Tons of methane gas could be trapped under Antarctica :Hàng tấn khí mê tan có thể đã bị chôn vùi ở dưới Nam cực.Trữ lượng của khí mê tan dưới lớp băng của Nam Cực khoảng 4 tỉ tấn.
Một con số cực lớn như vậy mà dịch là hàng tấn mê tan nghe không ổn.
Thật ra cụm từ Tons of sth có nghĩa là rất nhiều, là vô số ….


President Obama Wins Second Term :Tổng thống Obama thắng nhiệm kỳ thứ hai.Nên dịch chữ "win" thành "đắc cử" thì ổn hơn !

Doing Business in Canada :Làm kinh doanh ở Canada.Thêm chữ "làm" ở đây là dư !

Will Physicists have to Rewrite the Special Theory of Relativity ?Liệu các nhà vật lý có sẽ phải viết lại thuyết tương đối đặc biệt không ?Miễn bình luận !

Vài lời cùng các bạn. Chúc các bạn một ngày vui.

PS2: Bài mới đăng lên thì ngay lập tức tôi nhận được comment của anh Tú Đoàn, đáng chú ý là có một câu hỏi về ngữ pháp khá thú vị. Xin chép lại cả câu hỏi và câu trả lời ở đây và mong các bạn tiếp tục trao đổi.

Hỏi: Tôi có thắc mắc về câu đầu tiên : “… all men are not just….” Theo tôi phải là “not all men are just” hoặc “ men are not all just”. (Tú Đoàn)

Trả lời:  Mặc dù thắc mắc của anh là đúng logic nhưng ngôn ngữ lại là thói quen, là quy ước nên rất nhiều khi không logic mới đúng [quy ước ngôn ngữ]! Cấu trúc "all ... is/are not ..." thay vì "not all ... is/are ..." là một cấu trúc vô cùng phổ biến.

Ví dụ kinh điển là câu "All that glitters is not gold" hoặc "All is not gold that glitters". Theo logic của anh thì phải viết là "Not all that glitters is gold", nhưng nếu anh tra trên google thì sẽ thấy câu viết theo cấu trúc hợp lý của anh chỉ xuất hiện khoảng 1 triệu lần, còn câu viết theo kiểu vô lý thì lại xuất hiện đến khoảng 7 triệu rưởi lần lận!

Cái vô lý đó trong ngôn ngữ nhiều lắm, nó cũng giống như trong tiếng Việt mình nói "đi khám bác sĩ" chứ không phải "đi cho bác sĩ khám" vậy đó anh Tú Đoàn ơi! (Anh Vũ)



Game Túy Giang Hồ - Tuyệt thế đao Đồ Long tái xuất
Tuyệt thế đao Đồ Long tái xuất Túy Giang Hồ
Gần đây, khắp nơi trên giang hồ đồn đại về thanh Đồ Long Đao tưởng chừng bị vùi chôn trong quên lãng đã xuất hiện trở lại võ lâm. Từ xưa đến nay,vốn có luật lệ bất thành văn Bảo Đao Trao Anh Hùng, chư vị anh hùng sẽ phải vượt qua những thử thách khó khăn để có được thanh Tuyệt Thế Đồ Long Đao trong tay.

Trong thời gian diễn ra sự kiện, chư vị anh hùng trên toàn thể võ lâm nạp xu đạt mốc sẽ nhận được phần quà tặng sau :

*Mốc 188 xu: Tặng 1 lễ bao Sô cô la 188 xu,mở lễ bao sẽ nhận được :

- 1 Túi lễ kim lấp lánh(trong đó có 300 lễ kim khóa)

*Mốc 1888 xu :Tặng một lễ bao Sô cô la sữa 1888 xu ,mở lễ bao sẽ nhận được:

- 1 Quyển trục đổi tâm pháp cấp 7, 1 Hắc ngọc đoạn tục cao cấp 2, 1 Cửu hoa ngọc lộ hoàn, 10 Khinh công đan.

*Mốc 2888 xu : Tặng một lễ bao Sô cô la hạnh nhân 2888 xu, mở lễ bao sẽ nhận được:

- 1 Quyển trục đổi tâm pháp cấp 8, 2 Thẻ võ thần, 5 Nạp khí đan, 5 Thẻ đổi danh vọng.

*Mốc 5888 xu : Tặng một lễ bao Sôcô la dâu 5888 xu, mở lễ bao sẽ nhận được:

- 1 Quyển trục đổi tâm pháp cấp 9, 2 Thẻ võ thần, 2 Kẹo bí ngô ma thuật, 2 Thẻ chúc phúc hỉ thần, 2 Thẻ chúc phúc phúc thần.

*Mốc 8888 xu : Tặng lễ bao Kim ngọc lương duyên 8888 xu, mở ra nhận được:

1 Quyển trục đổi tâm pháp cấp 10, 3 Thẻ võ thần, 3 Kẹo bí ngô ma thuật, 3 Thẻ chúc phúc hỉ thần, 3 Thẻ chúc phúc phúc thần.

*Mốc 11888 xu : Tặng ngay 1 Đồ long bảo đao max chỉ số.
Tuyệt thế đao Đồ Long tái xuất Túy Giang Hồ

Tải Game Túy Giang hồ

Vâng, có ít nhất là hai bài thơ Tống biệt hành. Có thể còn có nhiều hơn nữa, nhưng ít ra, tôi biết  ngoài bài thơ Tống biệt hành gốc còn có thêm một bài nữa, hoàn toàn không hề kém bài đầu tiên mà lại còn vô cùng độc đáo.

Bài đầu tiên thì ai cũng biết rồi. Tác giả của nó là nhà thơ Thâm Tâm, còn bài thơ thì từ ngày còn học trung học đệ nhất cấp (tức là trung học cơ sở thời nay) tôi và nhiều bạn bè của tôi đã thuộc lòng, vì chép đi chép lại nắn nót nhiều lần. Đây, tôi xin chép lại ở dưới theo trí nhớ:

Đưa người, ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Buổi chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình dạ dửng dưng
Ly khách, ly khách, con đường nhỏ
Chí lớn chưa về, bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong!

Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót

Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay
Trời chưa mùa thu tươi lắm thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay.

Người đi, ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.

Một bài thơ rất hay, phải không? Hay từ lời, đến ý, nhưng theo tôi thì bài thơ này hay nhất ở nhạc điệu. Một nhạc điệu lạ lùng, hơi chói ở đôi chỗ, nhưng chính vì thế nó mới tạo ra được sự cứng cỏi cần thiết, và rồi đôi khi đột ngột chùng xuống, thoáng hé lộ cái buồn đã được nén chặt trong lòng. Khổ thơ hay nhất về nhạc điệu đối với tôi là khổ thơ đầu tiên, với câu đầu 7 từ đều thanh bằng, buông một giọng trầm, rồi câu thứ hai "Sao có tiếng sóng ở trong lòng", nghe rất trúc trắc vì có 4 từ thanh trắc đi liền nhau ở giữa câu thơ, nói lên sự xáo động mạnh mẽ trong lòng người ly khách, và câu cuối "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong", cả câu toàn thanh bằng trừ chỉ một từ thanh trắc, làm cho giọng thơ chùng hẳn xuống. 

Cũng cùng một giọng như vậy, khi lên gân khi chùng xuống là các khổ thơ thứ ba, thứ tư, và thứ năm: Khổ thứ ba, ngay giữa bài thơ, gieo vần trắc, nghe rất cứng cỏi, rắn rỏi, bộc lộ sự dứt khoát, quyết tâm dứt áo ra đi; khổ thứ tư, đã dịu đi một chút, nhưng vẫn có sự cương quyết, nhưng đến khổ thơ cuối cùng thì chỉ còn nhẹ như một lời thì thầm, một tiếng thở dài ... "Người đi, ừ nhỉ, người đi thực ...". Hay tuyệt, chỉ có thể nói như thế. 

Thơ hay thì thế nào cũng có người muốn họa. Tôi nhớ trước năm 75, có một dạo chẳng hiểu sao ba tôi lại rất quan tâm đến thơ và hay mang về nhà những tập thơ, trong đó có tập thơ Cao Tiêu mà tôi đã nhắc đến hôm trước, hoặc tập thơ đầu tay của một nhà thơ trẻ không tên tuổi nào đó mà tôi cũng đã đọc qua, với cái "khẩu vị" đọc ngấu nghiến không phân biệt của tôi thời ấy. Tôi đọc hết một mạch cả cuốn thơ của nhà thơ trẻ không tên tuổi ấy, và "vớ" được một bài thơ họa theo Tống biệt hành với mấy câu tôi cho là khá hay và còn nhớ luôn đến tận bây giờ, như sau:

Ai xưa tống biệt lòng hoang lạnh
Một giã gia đình dạ dửng dưng
Ly khách, ly khách, con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không ...

Ta nay tống biệt lòng không lạnh
Không đủ gia đình để dửng dưng
Chưa hay đường lớn hay đường nhỏ
Tay trắng mai về tay trắng không!

Vâng, hai khổ thơ trên tôi cho là khá đạt, nhưng theo tôi nhớ thì cả bài thơ - và cả tập thơ ấy nữa - xét toàn bộ là rất thường. Và nói chung thì tôi cho rằng bài thơ Tống biệt hành là đã quá xuất sắc rồi nên không ai có thể làm cho nó hay hơn được ở bất cứ chỗ nào nữa.

Cho đến lúc tôi đọc được bài thơ Tống biệt hành của Vi Khuê, nhà thơ nữ gốc Huế hiện đang sinh sống ở Mỹ, tác giả bài thơ Hoa Đào ("Đứa con gái có mái tóc/Sylvia Vartan/ngồi đọc thơ Thôi Hộ...") mà tôi đã nhắc tới hôm qua. Thực ra, tên tuổi của nhà thơ Vi Khuê tôi chỉ mới biết đến từ hôm qua mà thôi, khi lên mạng để cố tìm tên tác giả của bài thơ Hoa Đào. Khi tìm được tên Vi Khuê, tôi mới tò mò tìm hiểu thêm xem  tác giả này có những sáng tác gì, và tìm được bài Tống biệt hành vô cùng độc đáo mà tôi sẽ chép dưới đây.

Nhưng trước khi đọc thơ, có lẽ chúng ta hãy đọc đoạn giới thiệu dưới đây cái đã:

Cách đây hơn nửa thế kỷ Thâm Tâm đã tiễn một người đi trong “Tống Biệt Hành” của ông. Tiễn người đi mà tác giả nghe lòng dậy sóng. Người đi trong tâm sự mênh mang, trong hoàng hôn đáy mắt. Con đường đời nhỏ hẹp. Sự nghiệp còn ngoài tầm tay. Chí lớn đã quyết đành. Công chưa thành, danh chưa toại, “ba năm, mẹ già cũng đừng mong”. Và:

Người đi, ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà như chiếc lá bay
Chị thà như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say

“Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm đã là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ thi nhân. Tôi đã được đọc một số ít bài âm vọng từ “Tống Biệt Hành”. Nhưng phải chờ đến “Tống Biệt Hành” của Vi Khuê, tôi mới tìm được ở bà, một nhân vật thứ hai đầy tính chất triết lý nhập thế, dấn thân của một tráng sĩ Đông phương hay của một một lãng nhân Phù Tang thời phong kiến tay không đi tìm nghiệp lớn.

Vi Khuê đã dựng lên một đối tượng ngang bằng vai vế để nhắn nhủ, để khích lệ người ly khách. Dù Người đi về phương nào chưa chắc được, nhưng Người cứ đi. Cuộc tiễn đưa nào mà không mang tiếng ngậm ngùi, cảm xúc. Người ly khách trong “Tống Biệt Hành” của Vi Khuê có rượu, có trăng, có lệ tràn và một thoáng môi cười của người đưa tiễn. Rượu sẽ nói lời vĩnh biệt. Rừng không gió, trời không mây, vườn ngự không hoa và có cái gì đó không dằn được những cảm xúc trắc ẩn từ cõi lòng để kẻ ở phải thảng thốt nói với người đi:

Ta tiễn Ngươi mà,
Ta tiễn Ngươi!


Sao, tò mò quá phải không bạn? Vâng, tôi sẽ chép bài thơ của Vi Khuê ở dưới đây và không bình luận thêm gì nữa, mà để dành việc ấy cho các bạn nhé. Thơ đây:

Tống biệt hành (Vi Khuê)
Ta tưởng ngươi
đi về phương đông
Ta rót cho ngươi
chén rượu hồng
Rượu sẽ mềm môi
ngươi sẽ khóc
Ta cười. Ngươi
có hiểu gì không?

Ta tưởng ngươi
đi về phương tây
Ta rót cho ngươi
chén rượu đầy
Rượu sẽ làm cay
đôi mắt ướt
Ta nhìn, lệ rớt
giữa lòng tay...

Ta tưởng ngươi
đi về phương nam
Ta rót cho ngươi
chén rượu tràn
Rựou sẽ làm hoen
thân áo bạc
Ngươi về. Khật
khưỡng dưới vầng trăng.

Ta tưởng ngươi
đi về phương bắc
Ta rót cho ngươi
chén rượu ngọc
Rượu sẽ vì ta
nói với ngươi
Vĩnh biệt. Đừng
quay nhìn ngõ trúc.

Ta tiễn ngươi! Ôi!
Ta tiễn ngươi
Rừng phong không gió
trời không mây
Hoa đâu. Để
ngát thơm vườn Ngự
Ta tiễn ngươi mà
ta tiễn ngươi!

Tôi thực sự không thể nói gì về bài thơ này được, ngoài mấy chữ: chạm đến tận đáy tim!
-----------
Viết thêm một chút cho cô bạn cùng lớp ở ĐH Tổng hợp cách đây vài chục năm sau khi đọc được comment của bạn ấy trên fb: "Thích nhất PA ở những lúc như thế này".

Vâng, điều mà PA thích nhất trong bài thơ của Vi Khuê là khẩu khí. Có thua kém nam nhi chút nào đâu T. nhỉ, nếu không nói là còn mạnh mẽ hơn? Dường như đó cũng là tính cách của PA đấy T. ạ, mặc dù khi xua người đi rồi (Vĩnh biệt! Đừng quay nhìn ngõ trúc) và chỉ còn một mình thì nhân vật nữ của chúng ta đã không còn dấu được nỗi đau qua lời thảng thốt: Ta tiễn ngươi mà/ ta tiễn ngươi!

Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa đẻ
Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình tuôn giọt lệ

Chẳng hiểu bằng cách nào 4 câu thơ trên của Trần Tử Ngang qua lời dịch của Thiền sư Nhất Hạnh lại lọt vào trong bộ nhớ của tôi, chắc chắn là từ trước năm 1975 vì sau năm 75 thì chúng tôi chỉ được học và đọc rặt có một thứ thơ ca cách mạng mà thôi. Chẳng bù cho bây giờ, vì có mạng miếc nên muốn gì chỉ cần lên mạng tìm là có để đọc thỏa thích. Nhưng những người đọc có lẽ cũng chỉ là những người đã biết qua những áng văn chương này từ thời trước 75 thôi, chứ bây giờ bọn trẻ có biết rằng những thứ ấy có tồn tại đâu để mà đi tìm cơ chứ!

Vâng, 4 câu thơ rất hay và rất buồn ấy tôi đã đọc được từ thời còn là trẻ con và đã nằm sâu ký ức của tôi suốt bằng ấy năm, dù tôi hoàn toàn chẳng biết Trần Tử Ngang là ai, và thậm chí cũng chẳng để ý rằng người dịch chính là thầy Nhất Hạnh. Mà lẽ ra những câu thơ buồn đến tận cùng ấy sẽ còn nằm dưới đáy trí nhớ của tôi, cái trí nhớ khốn khổ mà ngày càng không chịu tuân theo lệnh của tôi một chút nào nữa, nếu như không tôi không nhận được một món quà bất ngờ từ một người bạn không quen (người bạn không quen! quả là một oxymoron -  tiếng Việt gọi là nghịch ngữ - thực đấy!) mà tôi sẽ đăng ở dưới đây.

Nhưng trước khi đăng bài viết của thêm một người bạn thơ không biết mặt đã hào phóng gửi bài đến góp vui trên blog của tôi, xin được chép ở đây một bài thơ khác mà tôi cho là rất hay, rất lạ, kết hợp thơ mới Việt Nam và việc dịch thơ cổ Đường thi,  cũng đã được tôi thuộc lòng từ thời xa xưa ấy, thời hoa mộng của tôi trước năm 1975. Cũng vậy, may nhờ có mạng, tôi đã tìm ra được tên của tác giả bài thơ ấy, nhà thơ Vi Khuê, một cái tên mà mãi đến bây giờ tôi mới biết. Bài thơ ấy có tên là Hoa Đào.

Đứa con gái có mái tóc
Sylvie Vartan
Ngồi đọc thơ Thôi Hộ
Một buổi sớm mai vàng
Dưới chân
Hoa đào nở ...

Năm trước ngày này bên cánh song
Hoa đào cùng với má em hồng
Dung nhan nay biết tìm đâu thấy
Chỉ thấy hoa cười với gió đông.

Bài thơ hay và lạ quá phải không các bạn? Tôi nhớ đã đọc được bài thơ ấy năm 14 tuổi, một cái tuổi vô cùng ngây thơ, nữ sinh Gia Long tóc xõa ngang vai, ngồi đọc bài thơ của Vi Khuê và tưởng tượng ra cảnh một cô gái lớn hơn mình vài tuổi, khoảng 17, 18, điệu bộ trẻ trung hiện đại, đang ngồi ở giữa hậu bán thế kỷ 20 mà đọc thơ của người xưa hơn nghìn năm trước, và những dòng thơ cũ vẫn cứ mới, cứ hiện đại và cứ làm rung động trái tim của kẻ hậu bối mãi tận nghìn năm sau. 

Hôm nay, khi tôi ngồi viết những dòng này, thì gần 40 năm đã trôi qua, đã sang đầu thế kỷ 21 và lại có "đứa con gái có mái tóc/demi garçon/ngồi [nghe mẹ] đọc thơ Thôi Hộ ...", và ngẩn ngơ, bâng khuâng với cái đẹp của bài thơ và cái ý tứ sâu xa của người xưa. Vâng, đứa con gái có mái tóc demi garçon ngồi nghe mẹ đọc thơ Thôi Hộ là con gái tôi, Anh Khuê đấy nhà thơ Vi Khuê ạ. Chẳng biết nhà thơ bây giờ lưu lạc nơi đâu. Nhưng dòng đời thì cứ hờ hững trôi về phía trước, mấy mươi năm chỉ như một thoáng mây bay, chẳng mấy chốc rồi lại thêm nghìn năm nữa ...

Nghĩ trời đất vô cùng
Một mình 
tuôn 
giọt 
lệ 
...

phải không Trần Tử Ngang ơi, Thôi Hộ ơi, Vi Khuê ơi!

Các bạn đọc bài viết độc đáo của anh Phùng Hồng Kổn ở dưới đây nhé. Và cám ơn anh đã gửi bài góp vui trên blog Anh Vũ. Xem ra blog này của tôi có vẻ cũng có sức thu hút đấy nhỉ ;-), quần hùng tụ hội ngày càng nhiều, vui quá!
------------
Đọc ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA

Phùng Hồng Kổn

Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ


Trần Tử Ngang

Dịch nghĩa:

BÀI CA LÚC LÊN ĐÀI U CHÂU

Trước không thấy người xưa,
Sau không thấy kẻ sắp đến.
Ngẫm trời đất thật không cùng,
Một mình bùi ngùi nhỏ nước mắt.

Thơ Đường “ý tại ngôn ngoại” xưa nay ai cũng biết! Tuy “Ý ở ngoài lời” nhưng nhiều bài thơ độc giả vẫn có thể có chung một cách hiểu, nếu có khác nhau chỉ ở mức độ sâu nặng của cảm xúc – bởi lẽ, ở các bài đó tác giả đã hé mở cho người đọc một trường liên tưởng, một trường suy ngẫm.
 

Đăng U Châu đài ca không thuộc dòng thơ trên. Lên đài, tưởng rằng phong cảnh sẽ mở ra trước mắt, tức cảnh sinh tình, hay phong cảnh gợi lại những kí ức, những hoài niệm! Nhưng không, người xưa, kẻ nay – chẳng thấy ai? Người trèo lên đó cũng chẳng muốn nhìn xem phong cảnh xung quanh có gì đẹp!
 

Ngày mà Trần Tử Ngang lên đài U Châu có lẽ thời tiết xấu lắm, trời âm u, mây đen vần vũ, nước nặng trĩu mà không roi xuống được! Vũ trụ mênh mông thăm thẳm, đầy bí ẩn, ngời lữ khách nhỏ nhoi, cô đơn, bùi ngùi rơi lệ.

Người xưa nói: “Thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), đọc Đăng U Châu đài ca mời các bạn tìm và thưởng ngoạn bức “Giang phàm lâu các đồ” của Lý Tư Huấn (651-716). Lý Tư Huấn là một họa gia đời Đường, giỏi vẽ sơn thủy, bút lực xung mãn, lột tả được muôn vẻ suối chảy thông reo, khói mây mù tỏa… Trần Tử Ngang và Lý Tư Huấn có lẽ hợp nhau lắm!
 

“Nghệ thuật không có biên giới” ai đó đã nói thế. Thế kỉ XIX ở châu Âu ra đời một loạt các họa phái : “Ấn tượng”; Biểu tượng; Trừu tượng; Dã thú; Lập thể; Siêu thực v.v… Wassily Kandinsky (1866- 1944), họa sĩ Nga – một thủ lĩnh tầm cỡ, người khai sinh những trào lưu cách tân táo bạo nhất trong nghệ thuật. Ông từng vẽ hiện thực vào loại bậc thầy, sau đó lại trở thành chủ soái của hội họa trừu tượng. Bức tranh “Boat trip” là một tác phẩm xuất sắc của ông. Xem bức tranh này tôi có cảm xúc Thiên địa chi du du! Con người dù tài giỏi đến đâu, cũng chỉ là một hạt cát trong vũ trụ, phải vậy chăng?.

Người xưa còn nói “Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc). Đọc Trần Tử Ngang , nhớ tới J.C.Bach – nhạc sĩ tiền cổ điển Đức, người khai sinh ra thể lọai Prelude (khúc dạo đầu). Đăng U Châu đài ca là một Prelude có giai điệu lạ, không mượt mà đằm thắm, không du dương êm ái, nhưng lại có sức gợi mở kì diệu: quá khứ, tương lai, con người, vũ trụ…cứ mông lung, bồng bềnh, khắc khoải…nó mở ra cho người ta trở về với “thế giới trong ta”, về với chính mình.

--------------
Bài viết của anh PHK hay quá phải không các bạn! Thật xúc tích và gợi mở, tôi chỉ có thể nói được như thế thôi. Mong các bạn đọc và trao đổi nhé. 

Nói thêm: Trong bài viết của anh PHK còn có một bức tranh, nhưng vì máy của tôi làm sao ấy nên không đưa lên được, đành chịu vậy. Khi nào nhờ được người có nghề xem lại thì tôi sẽ đưa lên anh PHK nhé!

Khuyến mãi: Đọc mãi về Đường thi và bài thơ của Thôi Hộ, tự dưng tôi cũng nổi hứng muốn dịch bài thơ trên của Thôi Hộ, mới chết chứ. Tôi đã dịch xong rồi, và nó được đăng ở dưới đây, hay dở tùy người đọc, mà dù dở dù hay thì cũng chỉ được khen chứ không được chê đâu nhé!!! ;-)))

Xuân xưa, năm ấy ngày này
Kề bên mặt ngọc hoa vay ánh hồng
Thoắt rồi trời lại cuối đông
Hoa cười đón gió mà không thấy người.

Phương Anh dịch 

Các bạn có còn nhớ bút danh Hoàng Anh Dũng không nhỉ? Đó là một người bạn thơ của tôi mà tôi đã từng giới thiệu qua bản dịch bài thơ "The Road Not Taken" của Robert Frost, đã đăng trên blog cách đây khá lâu rồi, có lẽ phải khoảng nửa năm. Vâng, tôi nhận được bài viết này của anh HAD từ cách đây hơn một tháng, nhưng chỉ lướt qua vì lúc ấy tôi đang ở Campuchia dự Hội thảo TESOL lần thứ 9 của nước này, rồi quên luôn.

Chiều hôm qua cuối tuần, có chút thời giờ tôi mới ngồi xem lại mailbox xem có thư từ gì có thể delete được. Xin giải thích chút: tôi hầu như không bao giờ muốn delete các mail của mình trừ những mail có tính quảng cáo hoặc tin tức gửi hàng ngày, nên hộp mail lúc nào cũng đầy ắp và lâu nay đã hoạt động ở mức đang đầy 90-95%! Chính vì vậy mà bây giờ thỉnh thoảng cứ phải chủ động delete mail chứ nếu không thì hộp mail không hoạt động được nữa. Và đó là việc tôi làm chiều hôm qua.

Vì có thời gian ngồi rà lại các mail nên mới gặp lại bài này của anh HAD gửi cho tôi đọc như một người bạn, có dặn thêm câu "đừng cười tôi vì những chuyện tình lẩm cẩm này nhé". Tôi đọc lại và thấy ... dù đúng là có chuyện tình lẩm cẩm thật :-), nhưng chính vì vậy mà nó ... dễ thương, ngoài ra lại còn có một bài thơ tiếng Anh rất hay với một bản dịch rất nhiều cảm xúc của anh HAD, nên có thể đăng lên để chia sẻ với các bạn được. Vả lại, cái này mới là quan trọng nè, tôi cần có bài mới để đăng lên tặng các bạn vào cuối tuần, một cái gì nhẹ nhàng thú vị, đồng thời làm cho các bạn hiểu biết thêm một chút gì đó, mà tôi lại đang bận quá không viết được, nên bây giờ tìm thấy bài cũ của anh HAD thì sung sướng như bắt được vàng và cứ thế mà đăng lên thôi, hi hi hi!

Cuối cùng, trước khi để yên cho các bạn đọc bài viết lẩm cẩm nhưng dễ thương của anh HAD, xin được chọn ra đây 2 câu thơ mà tôi cho là hay nhất trong bài thơ dịch của anh HAD giới thiệu, 2 câu sau đây:

Em đi về chốn không anh
Em về trên lá xanh xanh cuối trời

Hay quá, phải không? Vâng, xin cám ơn anh HAD đã gửi bài và xin chuyển tiếp bài viết đến các bạn. Và cuối cùng, chúc các bạn những ngày cuối tuần hạnh phúc!
----------

Lá xanh …

Khi Whitney Houston giọng ca vàng của nước Mỹ, con chim sơn ca của thế giới ra đi về thế giới khác, trong một mất mát mơ hồ nhưng trầm trọng, một nhà thơ nữ bạn tôi gởi cho tôi một bài thơ cô ấy viết bằng Tiếng Anh có nhan đề Loving You.
 

Ta hãy nghe tác giả tâm sự : “Chết có phải là hết không? Đã có lần tôi cũng từng suy niệm về đề tài này qua một bài thơ và nghĩ rằng dù không lưu luyến cõi trần gian này lắm đâu, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng sẽ về thăm những người thân yêu qua nhiều hình thức như trong hạt mưa, qua tia nắng dọi… và không hiểu sao cảm xúc này lại bật lên bằng những vần thơ Anh Ngữ, chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ của mình, có lẽ ý tình của nó vượt qua bức tường ngôn ngữ chăng? ”

LOVING YOU

It would be sad, but I am loath to leave you
I must be gone, like the waves to the shore

Someday, you will see me on the green leaf
That shows I would return from the dead

May be you will hear me in the singing bird
That means I came back to life with my heart

Otherwise, you will taste me in autumn’s rain
That shows I was brought to life again

Perhaps you will smell me in scented flowers
That means my loving for you is forever

It’s possibly you’ll feel me in full moon
That shows I would ever bless you soon

Or sometimes, you will meet me in the sunshine
That means my message to say I’m just fine

Be with you somewhere in the air, I love thee
Please don’t be unwilling to part from me.


Tôi thấy thích bài thơ này nhưng mà lần lữa mấy tháng sau tôi vẫn chưa dịch được. Mãi cho đến một ngày cuối năm 2012, tôi gặp lại một số bạn cũ hồi trước giải phóng, chúng tôi nói chuyện lan man rồi bất chợt các bạn ấy hỏi thăm tôi về XH một người bạn gái học chung hồi đệ tam mà cả lớp đều biết là rất thích tôi (!).

Nhưng éo le thay thuở ấy tôi chỉ thích có mỗi mình BT, người hơn tôi hai tuổi, và luôn gọi tôi là cưng! Và thuở ấy cho dù mấy anh lớp trên đô con đẹp trai giàu có theo đuổi dữ lắm nhưng XH chỉ trao ánh mắt cho một anh nghèo khủng khiếp như tôi ! Không hiểu sao nữa !

Thiệt là theo tình tình đuổi, đuổi tình, tình theo !

Sau giải phóng khi BT bỏ tình tôi nên duyên với N.thì XH trở lại thăm tôi. Thăm anh thầy giáo làng giờ nghèo khủng khiếp hơn cả hồi xưa mà còn thêm cái tội rớt đại học nữa. Nàng ngồi cuối lớp coi tôi dạy tụi nhỏ, nàng nói tôi giảng hay như Thẩm Thệ Hà ! Nàng khen tôi chơi Flamenco hay hơn cả Hoàng Bửu ! Và hát bài Căn Nhà Ngoại Ô ăn đứt Kim Loan ! Nàng thích nhất là đoạn :

Nhưng đêm thức giấc ngỡ ngàng
Nghe lòng thương nhớ biết rằng mình yêu !

Có lần cám cảnh thân phận mình, tôi gởi cho nàng hai câu thơ :

Em hãy về đi đừng quay trở lại
Bến tương lai rộng mở đón chờ em.

( Đó là lần đâu tiên tôi gọi nàng bằng em ! )

Ngày hôm sau tôi nhận được trả lời của nàng :

Em sẽ về và quay trở lại
Bến tương lai em sẽ chính là …anh !

Tôi đọc xong suýt khóc !

( Đó cũng là lần đầu tiên nàng xưng em và gọi anh ! )

Tôi nhớ sau lần đó hầu như tuần nào nàng cũng đáp xe đò từ Đại Học Cần Thơ về thăm tôi. Lần nào nàng cũng nói : Cố lên anh ! Em sẽ về thăm anh !
 

Nhưng rồi nàng mất sau đó không lâu.Tôi sẽ không bao giờ quên được đôi mắt sâu buồn nhìn tôi đăm đắm đó.

Tôi nhớ tôi đã không trả lời nổi câu hỏi ấy của các bạn. Và đêm đó 1g sáng tôi dịch xong bài thơ ! Tôi đã “đọc ” được trong bài thơ đó lời của người năm xưa !

Em về trên lá xanh …

Thật buồn khi phải cách xa anh

Như cơn sóng vỗ bến mong manh

Em đi một sáng trời u uẩn

Cõi chết em về trên lá xanh

 

Tiếng hót mơ hồ anh có nghe

Trái tim mơ mộng giữa cơn mê

Có nghe từng giọt mưa thu đó

Chính bước chân em bước nhẹ về

 

Anh ơi có thấy một mùi hương

Xa xưa ngày nọ thuở mình thương

Anh ơi có biết hương em đó

Duyên tình vạn thuở vẫn còn vương

 

Mỗi độ trăng tròn anh nhớ không?

Nhớ em anh nguyện giữa không trung

Gọi nắng cho lòng em an ủi

Để hiểu lòng em chốn mịt mùng …

 

Anh ơi trong cõi bụi hồng!

Có nghe trong gió tấm lòng người xưa

Em là không khí, [em] là cơn mưa

Em ngồi mơ mộng mơ hồ nhớ anh

Em đi về chốn không anh

Em về trên lá xanh xanh cuối trời …


Bài thơ Tiếng Anh của nhà thơ nữ bạn tôi như một lời tâm sự của Whitney Houston về sự trở về. Còn bản chuyển ngữ của tôi như là tiếng đàn của tôi rơi xuống đời, tưởng nhớ người năm xưa. Đời vẫn như lá xanh !

HOÀNG ANH DŨNG

2/2013

----------
PS1: Đăng bài lên từ hôm qua nhưng hôm nay tôi mới có thời gian để đọc kỹ, xăm xoi từng câu từng chữ. Và vì vốn là một cô giáo tiếng Anh nên tôi không thể không quan tâm đến ngữ pháp (hic!) của bài thơ tiếng Anh và cảm thấy hình như có một vài từ cần phải được sửa lại - chỉ một chút thôi, cho đúng, và đã mạo muội sửa lại.

PS2: Câu thứ ba trong khổ thơ cuối cùng của bản dịch của anh HAD có "lọt" một câu 7 chữ trong bài thơ lục bát. Sự "phá cách" này là cần thiết để dịch được câu thơ và tôi cho là hoàn toàn chấp nhận được, nhưng có một đề nghị nho nhỏ với dịch giả HAD, đó là thêm từ "em" vào để thành một câu 8 chữ, như thế câu thơ có vẻ cân đối, nhịp nhàng hơn, và giữ được cái chất của thơ lục bát hơn (theo nhịp chẵn). Tất nhiên, đây là cảm nhận cá nhân, nên mỗi người một ý nên không thể nói cách nào hay hơn, nhưng cũng cứ trao đổi thêm với anh HAD cho vui!


Và cuối cùng, rất xin lỗi tác giả gốc và người đã gửi cho tôi là anh HAD nếu như tôi sửa/thêm không đúng ý tác giả, và cũng rất mong tác giả cũng như các bạn đọc cho biết ý kiến của mình về những chỗ sửa/thêm chữ của tôi.

 

"Anh biết tin ai bây giờ" là một câu trong một bài hát rất nổi tiếng của Vũ Thành An, một trong những bài không tên nào đó, không nhớ là bài số mấy. Nhưng entry này hoàn toàn không nói gì đến các nhạc phẩm của VTA, mà nói chuyện khác. Chuyện gì, các bạn đọc rồi sẽ rõ.

Số là khi lang thang trên mạng, tôi bỗng giật mình đọc được cái tựa bài báo: Quảng bá nhầm TQ và cú hớ bầu chọn Vịnh Hạ Long. Ví dụ, ở đây: http://www.tinmoitruong.vn/tam-nhin/-quang-ba-nham-trung-quoc-va-cu-ho-bau-chon-vinh-ha-long_45_22208_1.html

Chuyện lớn đây, vì cái gì chứ "quảng bá nhầm Trung Quốc" thì quả là không thể chấp nhận được! Tôi bèn tìm vào tờ báo để đọc, và thấy ngay một tấm hình cảnh chùa trên núi, dưới chân là biển, có một tượng Phật ở trên cao, và lời chú thích: Ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức. Các bạn vào lại trong trang ấy mà xem. Quả thật tôi không thể nào hiểu nổi tại sao lại có sự nhầm lẫn kỳ lạ như thế nào nhỉ; ai chịu trách nhiệm về chuyện này đây??? Lạ quá!

Nhưng thôi, tạm thời không nhắc đến anh bạn vàng TQ khè ấy trong entry này, vì tôi muốn tập trung vào phần còn lại của tựa báo, vốn cũng đáng quan tâm không kém, đó là "cú hớ bình chọn Vịnh Hạ Long".

Ôi, bình chọn Vịnh Hạ Long, về vụ này dư luận đã nói nhiều lắm rồi vào hồi cách đây hơn một năm, và chính tôi cũng đã viết mấy bài trên blog này rồi. Nào là tập thượng, tập hạ, rồi lại hồi cuối gì đó nữa (đặt tựa theo style kiếm hiệp mà), rồi lại còn tìm cách thông tin từ nước ngoài nói về tổ chức New7Wonders và chủ nhân của nó là Bernard Weber nữa. Nhưng "dù ai nói ngả nói nghiêng", cuộc vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long vẫn cứ diễn ra rầm rộ, mọi việc cứ "tuần tự như tiến", người người bình chọn nhà nhà bình chọn, để rồi cuối cùng Hạ Long vinh dự (?) lọt vào danh sách, và thế là (hình như thế) mọi người yêu HL và đã bình chọn cho HL để được vào danh sách 7 kỳ quan thế giới mới giờ đây phải trả tiền vé cao hơn khi đến thăm Hạ Long, thế mới chết chứ!

Xin mở ngoặc ở đây một chút để đặt câu hỏi những người rành tiếng Hán Việt (như anh GNLT chẳng hạn): "tuần tự như tiến" hay "tuần tự nhi tiến" thì mới đúng nhỉ? Vì tôi thấy tồn tại cả hai cụm này, và khi tra trên google thì thấy tần suất của 2 từ gần tương đương nhau!

Đấy, tóm lại việc của HL là như thế: ai nói gì thì nói, chó sủa mặc chó, đoàn người vẫn đi, vẫn bình chọn cho HL lọt được vào danh sách, rồi thì mọi người cũng vui mừng đón nhận tin mừng ấy, như một thành tích của ngành du lịch của năm 2011. Ví dụ như ở đây: http://vneconomy.vn/20111112092358462P0C9920/vinh-ha-long-duoc-binh-chon-la-ky-quan-thien-nhien-moi.htm . Không, ở đây mới nặng ký đây này, trên trang web của ĐCSVN: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/ListObjectNews.aspx?co_id=30351.

Ấy vậy mà hôm nay đùng một cái lại có ý kiến công khai trên báo lề phải rằng vụ bình chọn đó là một cú hớ! Mà người phát biểu điều ấy lại chẳng ai xa lạ mà là tận Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cơ, thế mới là lạ chứ? Đây này, tôi xin trích nguyên văn trong bài báo nhé:

"Vịnh Hạ Long được bầu chọn là một trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới mà Tổng cục du lịch coi là thành tựu của năm 2011, nhưng chẳng qua là cuộc bầu chọn của một công ty tư nhân, không thể so sánh được với danh hiệu chính thức của UNESCO", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tiếp tục nói thẳng về câu chuyện làm du lịch gắn với uy tín quốc gia.

Ui chu choa ơi, thế này thì ... chết em rồi, vì trước đây em (tức là tôi, PA ấy ạ) đã phải cố gắng gạt qua những dư luận của bọn nước ngoài (thù địch) và bọn lề trái (phản động) và quay ngoắt 180 độ để mà tin rằng việc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long dù sao cũng có ý nghĩa và giá trị nào đấy. Nay lại bắt em phải quay ngoắt 180 độ nữa để trở về vị trí cũ, tức là tin rằng việc bầu chọn đó chỉ là trò vớ vẩn thôi, một "cú hớ". Cứ quay tới, quay lui thế này thì chóng mặt chết, các bác ơi! Chẳng biết đường nào mà lần nữa.

Nên cái tựa của entry này mới là "Anh biết tin ai bây giờ", là như thế. Xin nói rõ thêm: "Anh" đây chính là Phương Anh đấy, không phải trang nam nhi thất tình nào như trong bài hát của VTA đâu nhé.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.